Bí quyết chăm sóc, nuôi dưỡng chim vàng anh nhanh biết hót
Chim vàng anh hay còn biết đến với cái tên hoàng anh là loài chim duy nhất trong họ vàng anh thuộc bộ sẻ. Bộ lông sặc sỡ cùng với giọng hót rất hay như khướu, họa mi, nên nhiều người thường chọn nuôi làm cảnh. Do vàng anh khá nhút nhát nên trong quá trình nuôi dưỡng thuần hóa người nuôi cần kiên trì, bỏ nhiều công sức nhưng đáp lại người nuôi sẽ sở hữu những con vàng anh khỏe mạnh, hay hót, bộ lông tuyệt đẹp.
Muốn chim vàng anh khỏe mạnh, hay hót người nuôi cần quan tấm đến vấn đề chọn chuồng, thức ăn, chọn giống vàng anh nào nuôi là dễ nhất.
Điều kiện khí hậu tại Việt Nam 4 loài chim vàng được chọn nuôi làm cảnh nhiều nhất là Vàng anh gáy đen, Vàng anh đầu đen, Vàng anh đỏ, Vàng anh mỏ mảnh.
Chuồng nuôi chim vàng anh
Chim vàng anh ở môi trường tự nhiên tổ vàng anh được làm từ cây chum roan là loại cây gỗ nhỏ, lá lớn, vỏ mềm bên trong có những sợi tơ bền chắc, chúng thường chọn nơi làm tổ ở những nhánh cây cao.
Tại môi trường nuôi nhốt lồng nuôi chim vàng anh nên đặt tại nơi thoáng đãng, sạch sẽ, gần với cây cối bóng cây xanh, ít người đi lại để chim không bị hoảng sợ khi bị nuôi nhốt. Bên trong lồng để cầu đựng nước và thức ăn nên trang bị thêm áo lồng che bên ngoài tránh nhiệt độ lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chim.
Lựa chọn lồng nuôi nên chọn loại làm bằng tren, mây lan lồng được vót tròn không còn sắc cạnh. Lan lồng được sơn chống ẩm mốc. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, khi vệ sinh người nuôi cần cẩn thận tỉ mỉ, nhẹ nhàng tránh làm cho vàng anh hoảng sợ bay loạn xạ trong lồng sẽ gây ra thương tích trên mình chúng. Nếu có điều kiện hãy cho chim sang chiếc lồng khác trong khi vệ sinh lồng nuôi tránh việc chim bị hoảng sợ nhất là những con mới mang về nuôi. Người nuôi chỉ cần mở 2 cửa lồng đặt sát nhau chim sẽ tự khắc sang lồng mới.
Thức ăn chim vàng anh
Thức ăn của chim vàng anh cũng khá đơn giản vì chủ yếu là sâu bọ, hoa quả thậm chí cả mật ong, hoa quả chín....
Thông thường những con chim vàng anh mới mang về chưa dạn người nên thường bỏ ăn nếu như bạn không chuẩn bị tốt thức ăn cho chim. Người nuôi hãy cho vàng anh ăn những thức ăn đa đạng như cào cào, bột ngô, trái cây rau củ, cà rốt băm nhuyễn,…Cố gắng cung cấp đầy đủ thức ăn cho chim vàng anh đồng thời cho ăn kèm thêm một số thức ăn khác cho quen dần.
Luyện giọng cho chim vàng anh bằng cách nào?
Chim vàng anh hót rất hay khi chọn mua nên chọn những con còn nhỏ tuổi bởi khi thuần hóa từ nhỏ chim sẻ ngoan và biết nghe lời hơn những con chim trưởng thành quen sống ở môi trường tự nhiên. Khi chim bắt đầu luyện giọng hót đa số người nuôi sẽ tải những file ghi âm giọng hót của con chim vàng anh khác trên mạng về hoặc mang chim đến giao lưu với những chú chim khác trong nhóm, câu lạc bộ để giúp chim mạnh dạn và học hỏi được nhiều thứ hơn từ đồng loại. Cách này được nhiều người áp dụng và đã thành công chim hót càng ngày càng hay.
Một số bệnh chim vàng anh hay gặp phải, cách điều trị
Chim vàng anh cũng giống như một số loài chim khác trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc nếu không được quan tâm chim dễ dàng mắc một số bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, bệnh dạ dày, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về chân,…Khi chim gặp phải một trong số bệnh này người nuôi cần phải điều trị như nào hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh dạ dày chim vàng anh:
Do chim vàng anh ăn phải thức ăn để lâu ngày bị ẩm mốc, nguồn nước uống bị bẩn nên bị viêm dạ dày. Khi mắc bệnh chim biểu hiện như thân hình gầy gò, ủ rũ, ít vận động không cất tiếng hót, phân dính đặc, có màu vàng trăng, mùi hôi, lông chim tả tơi.
Điều trị bệnh dạ dày chim bằng việc chú ý khâu thức ăn, nước uống, không cho chim ăn thức ăn quá cứng, khó tiêu. Đặt lồng tại nơi ấm áp, ít gió lùa. Ngoài ra, 3 ngày liên tục cho chim uống 0,2mg-1mg thuốc kiết kị hòa với nước đường. Có thể cho vào thức ăn của chim một chút than gỗ để bột than hút bớt chất độc trong dạ dày chim.
Bệnh cảm lạnh và viêm phổi chim vàng anh
Thời tiết các tỉnh miền bắc thường thay đổi đột ngột, vào mùa đông nhiệt độ thấp hoặc khi tắm xong gặp phải gió lạnh khiến chim rất dễ bị cảm lạnh. Chim có biểu hiện như thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, toàn thân run rẩy, lông xù, rụng tả tơi.
Điều trị bệnh cảm lạnh và viêm phổi chim vàng anh bằng cách đặt lồng chim vào kín gió, tránh gió lùa, thoáng đãng. Buổi tối những ngày nhiệt độ lạnh nên phủ lớp áo lồng bên ngoài giữ ấm cho chim. Đồng thời cho chim ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng, cho chim uống nước ấm. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 3g thuốc tetraxilin.
Bệnh nhiễm khuẩn chim vàng anh
Chim vàng anh mắc bệnh nhiễm khuẩn do lồng ẩm ướt, không thường xuyên vệ sinh, thức ăn cũ. Khi chim mắc bệnh hệ miễn dịch kém, phân chim thường chuyển sang màu xanh lá cây, dạng lỏng.
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở chim vàng anh nên loại bỏ hết hạt, sạn và trái cây khỏi lồng chim và làm sạch lồng chim cũng như các dụng cụ chứa thức ăn cho chim bằng nước tẩy uế. Bên cạnh đó dùng thêm và ioford pha lẫn với nước cho chim uống 2 lần một tuần. Nên bắt đầu cho chim ăn các loại hạt đã tiệt trùng trong giai đoạn này. Không nên để chim ngoài lồng mà không chú ý giám sát.
Bệnh về chân ở chim vàng anh
Chim vàng anh bị các vật nhọn sắc cứa vào chân hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương.
Điều trị bằng các khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn trong lồng nuôi. Dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết thương ở chân. Nếu chẳng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiếp đó dùng nước muôi sinh lý hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0, 1% rửa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chông nhiễm trùng lên là được.
Nuôi chim vàng anh cần đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận, tốn nhiều thời gian và tâm huyết do chúng rất bướng bỉnh, lâu hót hơn so với con khác. Nhưng chỉ một thời gian kiên nhẫn bạn sẽ sở hữu những chú chim vàng anh dễ thuần, biết hót, bộ lông đẹp rực rỡ ít con chim nào sánh bằng.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.