Bệnh tăng nhãn áp ở chó nguyên nhân do đâu, cách điều trị hiệu quả

5/1/2021 8:28:00 AM
Bệnh tăng nhãn áp ở chó liên quan đến sự gia tăng áp lực bên trong mắt của chó có thể gây ảnh hưởng đến mắt của chó. Nguyên nhân nào gây bệnh tăng nhãn áp ở chó. Dấu hiệu nhận biết chó bị tăng nhãn áp, cách phòng và điều trị bệnh tăng nhãn áp ở chó.

 

Bệnh tăng nhãn áp ở chó là gì?

Bệnh tăng nhãn áp ở chó là bệnh mà áp lực đè lên mắt, làm mắt không tiết ra đủ dịch. Nếu bệnh kéo dài không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa thậm chí có thể loại bỏ mắt bị ảnh hưởng.

Bệnh tăng nhãn áp ở chó được phân làm 2 loại: tăng nhãn áp nguyên phát (di truyền) và tăng nhãn áp thứ phát (cấp tính)

Tăng nhãn áp nguyên phát ở chó:

Bệnh tăng nhãn áp nguyên phát xảy ra ở một số giống chó như: American Cocker Spaniel, Siberian Husky, Chow Chow, Boston Terrier, Basset Hound, Shar-Pei Trung Quốc

Tăng nhãn áp thứ phát ở chó:

Bệnh tăng nhãn áp thứ phát xảy ra khi bệnh tăng nhãn áp phát triển do một số nguyên nhân cơ bản khác như: đục thủy tinh thể tiến triển, viêm màng bồ đào, tổn thương mắt do tai nạn, nhiễm trùng bên trong mắt, khối u nội nhãn.

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp ở chó

Bệnh tăng nhãn áp ở chó xảy ra khi dòng chảy bình thường của chất dịch trong mắt bị suy yếu. Bệnh xảy ra do một trong các nguyên nhân gây bệnh như:

+ Do giống chó có nguy cơ mắc cao như: spaniel, beagle, dalmatian, husky, samoyed husky, chó săn, lao công.

+ Di truyền từ chó bố hoặc chó mẹ

+ Chó bị viêm kết mạc

+ Phát triển các góc lọc của mắt không đúng

+ Các bệnh về mắt thứ phát như lệch thủy tinh thể, viêm mô mắt

+ Có khối u ở mắt

+ Tụ máu ở phía trước mắt do chấn thương

+ Tuổi già

+ Do chó mắc một số bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp

Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp ở chó

Khi chó mắc bệnh tăng nhãn áp thường khó nhận biết đặc biệt là giai đoạn bệnh mới phát triển. Chỉ khi thấy mắt chó bị đỏ hoặc vẩn đục, đồng tử giãn hoặc nheo sang một bên kèm thoe nước mắt chảy quá nhiều cùng với một số triệu chứng như:

+ Độ đục của màng cứng

+ Chó thờ ơ hay từ chối chơi với chủ hay các hoạt động chảy nhảy

+ Không chỉ đau ở mắt mà còn đau ở toàn bộ một nửa mõm của chó

+ Chán ăn, bỏ ăn

+ Xuất hiện quầng sáng màu xanh quanh mống ắt

+ Mắt chó bị sưng

+ Thường xuyên va vào các đồ vật trong nhà

+ Chó chui rúc vào nơi góc tối, sợ hãi ánh sáng

+ Chó bị mù một bên hoặc cả hai

+ Sưng giác mạc

+ Một số chó bị tăng nhãn áp có thể bị giãn đồng tử

+ Mất thị lực một cách rõ ràng

+ Xuất hiện màng mờ trước mắt của chó

+ Có thể dính mống mắt vào giác mạc hoặc thủy tinh thể

+ Áp lực trong mắt cao

+ Cạnh của mống mắt có thể dính vòng tròn vào thủy tinh thể

Điều trị bệnh tăng nhãn áp ở chó

Sau khi tiến hành thăm khám thực hiện các cuộc kiểm tra bao gồm: đo áp lực nhãn cầu, đánh giá dẫn lưu chất lỏng, chụp X-quang, siêu âm để đánh giá tình trạng của bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Bác sĩ thú y sẽ xem xét các phác đồ điều trị khác nhau thường bao gồm thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp, sử dụng Steroid và thuốc giảm đau theo toa để giúp chó giảm áp lực, giảm đau, giảm khó chịu,…

Có thể bác sĩ thú y sẽ thực hiện liệu pháp lạnh đông thể mi, sử dụng nhiệt độ lạnh để tiêu diệt các tế bào sinh ra dịch trong mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp ở chó

Trong trường hợp nặng mắt sẽ phải bị loại bỏ để đảm bảo sức khỏe của chó. Hốc mắc có thể đóng lại vĩnh viễn hoặc khoang mắt có thể được lấp đầy bằng một nhãn cầu để giữ cho không gian trong mắt được lấp đầy. Thời gian đầu chó sẽ không quen nhưng sau một thời gian chó sẽ thích nghi với việc không còn mắt.

Để phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp hãy cho chó đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế các tác nhân gây hại cho mắt của chó như chấn thương, bụi bẩn,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bệnh đục thủy tinh thể ở chó: nguyên nhân, cách phòng ngừa

Bệnh đau mắt đỏ ở chó: nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác