Bệnh nấm ở mèo: Nguyên nhân do đâu, cách điều trị hiệu quả nhất
Bệnh nấm ở mèo là căn bệnh khá phổ biến nhất là những giống mèo tây, mèo lông dài. Bệnh nấm xảy ra ở cả chó và mèo và xâm nhập vào cơ thể chó, mèo thông qua vết xước trên da. Nấm được tìm thấy trong đất, trong phân của động vật bị nhiễm bệnh.
Mèo ở lứa tuổi nào có nguy cơ cao bị nhiễm nấm?
Mèo ở mọi lứa tuổi đêu có nguy cơ mắc bệnh nấm.
Nguyên nhân khiến mèo bị nấm?
Mèo bị ấm có thể nhiễm một số loại nấm như: Malassezia pachydermatis, Cutaneous sporotrichosis, Disseminated sporotrichosis, Rhinosporidiosis, Phaeohyphomycosis, Mycetomas, Cryptococcosis, Coccidioidomycosis, Candidiasis
Nguyên nhân khiến mèo bị nấm có thể là một trong các nguyên nhân dưới đây:
+ Mèo không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên đúng cách nhất là đối với các giống mèo lông dài.
+ Sau khi tắm xong lông không được sấy khô hoàn toàn nhất là khu vực bàn chân, độ ẩm trên da cao khiến lông bết lại tạo điều kiện cho bào tử nấm phát triển
+ Môi trường sống của mèo không được lau chùi, dọn dẹp sát khuẩn thường xuyên tạo điều kiện cho nấm phát triển khiến mèo bị nhiễm bệnh.
+ Do bọ chét cắn đốt gây ra vết thương trên da
+ Do mèo tiếp xúc với mầm bệnh như chơi đùa với mèo bị nhiễm nấm trước đó.
+ Mèo mắc ung thư tuyến tụy hoặc gân, cơ thể mèo suy giảm miễn dịch
Dấu hiệu nhận biết mèo bị bệnh nấm
Nấm thường phát triển ở khu vực móng, miệng, lông mi, tai mèo, khu vực lưng, đuôi,…
Khi mèo bị bệnh nấm trên cơ thể mèo xuất hiện một số các dấu hiệu điển hình sau:
+ Mèo ngứa, khó chịu thường xuyên dùng chân gãi vùng da bị nấm hoặc liếm vùng da bị nấm, lông bị rụng.
+ Vùng da bị nấm xuất hiện vết đỏ có vảy, mủ nhày, bề mặt da có lớp dịch nhờn có mùi hôi.
+ Da dầy lên và tăng sắc tố da ở các vùng da bị tổn thương,
+ Hạch bạch huyết sưng.
+ Ban đầu chỉ lầ những chấm đỏ nhỏ, khó phát hiện kèm rụng lông một số phần nhưng sau đó tăng cần kích thước và lan ra các khu vực lân cận.
Phướng pháp triều trị bệnh nấm trên mèo hiệu quả
Mèo khi bị nấm các bạn có thể điều trị bằng thuốc trị nấm cho mèo như: thuốc đặc trị nấm alkin fungikur, thuốc tắm thảo dược, tắm lá chè xanh, Nizoral, Ketoconazol dùng 1 -2 lần/ ngày,…kết hợp với tắm thường xuyên.
Hướng dẫn thực hiện các bước trị nấm cho mèo
Bước 1: Kiểm tra khắp cơ thể mèo các vùng da bị nấm, tiến hành dùng dao cạo sạch phần lông trên khu vực da bị nấm.
Bước 2: Dùng tăm bông hoặc bông có tẩm cồn sát trùng Povidine sát trùng trên bề mặt da của mèo bị nấm.
Bước 3: Vùng da đã được sát khuẩn sạch, tiếp đến bạn xịt thuốc đặc trị nấm alkin fungikur hoặc một số loại thuốc đặc trị nấm cho mèo trên bề mặt da bị nấm là được.
Lặp lại 3 lần mỗi ngày qua 4-5 ngày mèo sẽ khỏi nấm.
Đối các vùng da nấm ở chân, kẽ ngón chân sau khi bôi thuốc đặc trị nấm nên băng bó vằng tấm gạc sạch và cố định bằng băng dính chắc chắn.
Bên cạnh đó, để điều trị nấm hiệu quả bạn kết quả tốt nhất bạn nên tắm thường xuyên cho mèo bằng các sữa tắm trị nấm. thuốc tắm thảo dược, tắm lá chè xanh,... Sau đó tắm lại cho mèo bằng nước tắm có thêm chanh pha loãng.
Sau khi tắm xong cho mèo nhớ lau khô bằng khăn sạch, dùng máy sấy sấy khô toàn bộ vùng lông trên da mèo nhất là khu vực cổ, chân, đuôi, các kẽ ngón chân của mèo,...
Mèo bị nấm kiêng ăn gì?
Trong quá trình điều trị nấm cho mèo các bạn kiêng cho mèo ăn các thực phẩm như: cá, thịt gà, trứng, mực, tôm, thức ăn giàu đạm,… hoặc các loại thức ăn hạt (do trong thức ăn hạt khô của mèo có chứa thịt gà sẽ khiến mèo cảm thấy bị ngứa).
Bạn có thể tự làm thức ăn cho mèo theo công thức sau:
Nguyên liệu: 400g thịt lợn nạc, 400g gan lợn, 500g bí đỏ
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị thái miếng nhỏ hoặc cho vào máy xay sinh tố cùng một chút gia vị.
Bước 2: Tiến hành xay nhuyễn các nguyên liệu với một chút nước để thức ăn được nhuyễn hơn.
Bước 3: Bỏ hỗn hợp được xay nhuyễn mang ra nồi nấu chín. Đến khi chúng chín vớt ra bát để nguội từng phần nhỏ và cho vào ngăn đá của tủ lạnh dùng dần. Khi ăn chỉ cần bỏ ra lò vi sóng quay nóng lên là được.
Lưu ý:
+ Nếu không có bí đỏ bạn có thể thay thế bằng những loại củ khác như: củ cải đỏ, đậu Hà Lan, đu đủ.
+ Không nên làm số lượng pate quá nhiều vì nếu dùng quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe của mèo, giảm độ ngon của món ăn.
Hướng dẫn phòng bệnh nấm ở mèo
+ Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhà vệ sinh của mèo, thay thế cát vệ sinh mới
+ Cho mèo tắm nắng thường xuyên để tăng sức đề kháng, khỏe mạnh cho làn da của mèo.
+ Sau khi tắm cho mèo phải sấy lông thật khô để tránh lông bị ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển.
+ Trong những ngày thời tiết nồm ẩm cần giữ chuồng mèo nơi thông thoáng.
+ Vệ sinh sạch sẽ các đồ chơi của mèo bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
+ Cách ly mèo với đàn để tránh lây bệnh sang các con khác.
+ Tránh mèo liếm vùng da đang bị nấm bạn hãy đeo loa chống liếm cho mèo
Mèo bị nấm có lây cho người không?
Nhiều loài nấm mèo có thể lây sang người, do đó trong quá trình điều trị cho thú cưng người nuôi không nên tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh. Hãy đeo găng tay khi bôi thuốc và chăm sóc mèo bệnh bởi nấm.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.