Bệnh lồng ruột ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Bệnh lồng ruột ở mèo là gì?
Bệnh lồng ruột ở mèo là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng cho mèo. Bệnh có thể xảy ra ở mèo, chó ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất khi mèo, chó dưới 1 tháng tuổi. Bệnh lồng ruột là vấn đề về đường tiêu hóa tương đối phổ biến, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra khi một phần của đường tiêu hóa bị kẹt bên trong lòng ống tiếp giáp đường tiêu hóa.
Trường hợp nếu lồng ruột xảy ra có thể dẫn đến tắc nghẽn cơ học 1 phần hoặc hoàn toàn. Bệnh lồng ruột có thể làm tổn hại đến lưu lượng máy đến các phần bị mắc kẹt mô đường tiêu hóa. Nếu thời gian kéo dài, không được phát hiện sớm các mô bị mắt kẹt có thể trở nên thiếu máu cục bộ và chết. Bệnh xuất hiện ở mọi nơi dọc theo đường tiêu hóa và có thể liên quan đến dạ dày, ruột non và ruột già.
Nguyên nhân gây bệnh lồng ruột ở mèo
+ Mèo ăn quá nhiều thức ăn, uống nước lạnh trong thời gian ngắn
+ Do ký sinh trùng
+ Mèo nuốt phải dị vật
+ Cảm cúm
+ Nhiễm trùng đường ruột
+ Kích thích do viêm ruột
+ Thức ăn không phù hợp dẫn đến rối loạn tiêu hóa
+ Sử dụng thuốc không phù hợp khiến mèo bị tiêu chảy
+ Các khối u trong đường ruột
+ Mèo chạy nhảy sau khi ăn no cũng là nguyên nhân gây lồng ruột
Triệu chứng bệnh lồng ruột ở mèo
Khi mèo bị bệnh lồng ruột mèo sẽ có những triệu chứng điển hình như:
+ Nôn mửa trong thời gian dài
+ Mèo bỏ ăn, chán ăn
+ Đau bụng
+ Khi dùng tay sờ vào vùng bụng của mèo thấy khối cứng chắc
+ Sau khi mèo uống nước mèo càng bị nôn nhiều hơn
+ Khi mèo đi ngoài phân lỏng lẫn máu hoặc phân mèo lỏng có màu đen
+ Xuất huyết dạ dày
+ Có trường hợp mèo bị sốt
+ Bốn chân mèo lạnh toát
Chẩn đoán bệnh lồng ruột ở mèo
Để chẩn đoán bệnh lồng ruột ở mèo một cách chính xác tình trạng bệnh các bác sĩ thú y áp dụng phương pháp khám lâm sàng và phi lâm sàng
Phương pháp khám lâm sàng:
Khám lâm sàng chủ yếu là dùng tay sờ nắm ở ổ bụng, sờ thấy ở ổ bụng có khối cứng chắc. Để các định chính xác khối cứng chắc ở ổ bụng mèo là gì thì cần tiến hành siêu âm, chụp x-quanng thì mới có kết luận cuối cùng.
Phương pháp phi lâm sàng:
Phương pháp phi lâm sàng bao gồm: siêu âm ổ bụng, chụp x-quang dạ dày, chụp x-quang ruột, xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ nhiễm trùng, tình trạng mất nước, đánh giá tình trạng sức khỏe của mèo, các chất điện giải trong cơ thể trước khi tiến hành phẫu thuật.
Điều trị bệnh lồng ruột ở mèo
Bệnh lồng ruột ở mèo nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây tắc ruột nghiêm trọng và dẫn đến tử vong cho mèo. Phương pháp điều trị bệnh lồng ruột phổ biến hiện nay được nhiều phòng khám thú y áp dụn chính là phẫu thuật để đưa ruột trở lại vị trí cũ.
Phẫu thuật lồng ruột cho mèo:
Bước 1: Truyền dịch nhằm cung cấp năng lượng, cân bằng nước và chất điện giải
Bước 2: Mèo được gây mê qua đường thở sau đó đặt nằm ngửa, lông bụng được cạo một phần và sát trùng
Bước 3: Bác sĩ thú y tiến hành dùng dao phẫu thuật rạch khoang bụng. Phẫu thuật để lưu thông đoạn ruột bị mắc kẹt (có thể là tháo gỡ đoạn ruột bị lồng hoặc là tháo gỡ và cắt bỏ đoạn ruột bị hoại tử sau đó nối đoạn ruột bình thường lại với nhau)
Bước 4: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch bên trong hai đoạn ruột. Sử dụng chỉ tự tiêu khâu nối liền hai đoạn ruột với nhau.
Sau khi phẫu thuật, trong 48 giờ đầu không được cho mèo ăn uống. Tiến hành truyền dịch để giảm nhiệt và cầm máu.
Hậu phẫu :
Tại giai đoạn hậu phẫu mèo sẽ không được ăn uống bất cứ thứ gì, chủ yếu mèo được truyền dịch và tránh mèo vận động mạnh, chủ yếu nằm nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bác sĩ thú y sẽ sử dụng thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc bôt, truyền dịch để cung cấp năng lượng, cân bằng điện giải giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý:
+ Mèo sau khi phẫu thuật lồng ruột có dấu hiệu nôn mửa sai khi ăn trong đêm về nhà sau phẫu thuật cần dừng cho mèo ăn và chỉ cho mèo ăn lượng nhỏ vào sáng hôm sau.
+ Nếu mèo bị nôn mửa, tiêu chảy cần liên lạc với bác sĩ thú y để có phương án phù hợp.
+ Hãy kiểm tra vết mổ vào buổi sáng, đêm xem vết mổ đã lành hay chưa, xem vết mổ có dấu hiệu bất thường gì hay không.
+ Liên lạc ngay với bác sĩ thú y nếu vết mổ có những dấu hiệu bất thường như: đỏ tấy, sưng phồng, dịch tiết vết mổ quá nhiều có lẫn máu và mủ, các mép trên vết rạch hở ra,…
+ Nên sử dụng thức ăn cho mèo dạng lỏng và nước uống đầy đủ. 3 - 4 ngày sau mèo có thể vận động vừa phải để tránh bị dính ruột.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.