Bệnh đau mắt ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
Cách kiểm tra mắt mèo có bị bệnh đau mắt hay không?
Để kiểm tra chính xác mèo cưng của bạn có đang gặp phải các vấn đề về mắt hay không bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng tay nhẹ nhàng giữ mắt mèo nhắm lại khoảng 3-7 giây
Bước 2: Vuốt nhẹ xuống mi mắt của mèo và bỏ tay ra để thấy mắt mèo tiếp tục nháy mắt hoặc chảy nước mắt và liên tục dụi mắt vào tay của bạn.
Bước 3: Nếu mèo không mặt các vấn đề về mắt sẽ không thấy hiện tượng chảy nước mắt, nháy mắt và dụi vào bạn để giảm sự khó chịu về mắt.
Ngược lại, mèo cưng có biểu hiện chảy nước mắt, nháy mắt, dụi mắt vào tay bạn thì chứng tỏ mèo đang gặp phải các bệnh về mắt.
Bệnh đau mắt ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị đau mắt thông thường:
Mèo bị đau mắt thông thường khiến mèo liên tục dụi mắt vào tay của chủ hoặc các đồ vật trong nhà, chảy nước mắt, có nhiều ghèn mắt, dùng chân để gãi,…Nguyên nhân mèo bị đau mắt thông thường do:
+ Mèo bị bị ứng thời tiết do thời tiết thay đổi đột ngột khiến mèo chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiêt.
+ Do môi trường sống của mèo có quá nhiều bụi bẩn khiến bụi, cát dính vào mắt mèo.
+ Do cát vệ sinh mèo
+ Mèo đang bị cúm
Mèo bị đau mắt đỏ (Bệnh viêm kết mạc ở mèo):
Đau mắt đỏ ở mèo hay được biết đến với tên gọi khác là bệnh viêm kết mạc ở mèo. Tình trạng này nặng hơn so với đau mắt thông thường vì có thể ảnh hưởng đến việc bài tiết của mắt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở mèo có thể do các yếu tố như:
+ Do bụi bẩn của môi trường xung quanh bám vào con ngươi mắt của mèo
+ Mèo khi gãi gây ra những vết xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn, phát triển dẫn đến hiện tượng kéo màng mắt, viêm nhiễm kết mạc và đau mắt đỏ
+ Dị ứng với thức ăn
+ Do nấm hoặc virus
Mắt mèo bị dị ứng/kích ứng:
+ Do các mùi hương mạnh như nước hoa, chất tẩy rửa, sữa tắm, khói thuốc lá, bụi lọt vào mắt mèo gây phản ứng khó chịu, kích ứng mắt.
Mèo bị viêm loét giác mạc:
Giác mạc của mèo cũng mỏng manh như giác mạc của con người nên khả năng giác mạc bị tổn thương do yếu tố môi trường là rất cao. Một trong những nguyên nhân mèo bị viêm loét giác mạc có thể kể đến như:
+ Chấn thương trong lúc mèo đùa giỡn với người, mèo khác,…
+ Dị ứng với hóa chất, sữa tắm
+ Do virus, vi khuẩn
Mèo bị tăng nhãn áp:
Một số tình trạng ngăn nước mắt chảy ra, mà tích tụ lại thì gây tăng nhãn áp. Khi mèo bị tăng nhãn án biến chứng của bệnh này rất nguy hiểm, bệnh có thể gây mù vĩnh viễn cho mèo. Nguyên nhân khiến mèo bị tăng nhãn áp:
+ Mắt bị nhiễm trùng, viêm, chấn thương mắt hoặc do khối u
Mèo bị đục thủy tinh thể:
+ Do kết quả của sự lão hóa
+ Do mèo mắc các bệnh đái tháo đường, viêm màng bồ đào của mắt
+ Đục thủy tinh thể do sốc điện, tiếp xúc với hóa chất độc hại, bức xạ
+ Mèo bị thiếu canxi
Triệu chứng nhận biết bệnh đau mắt ở mèo
Khi mèo mắc các bệnh đau mắt sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể như sau
Triệu chứng mèo bị đau mắt thông thường:
+ Mèo liên tục chớp mắt, nháy mắt, chảy nước mắt
+ Xuất hiện nhiều ghèn ở mắt
+ Thích dụi mắt vào các đồ vật trong nhà, tay của chủ nuôi
+ Dùng chân để gãi mắt
Triệu chứng mèo bị đau mắt đỏ:
+ Mắt của mèo đỏ lên so với bình thường
+ Liên tục chảy nước mắt, nước mắt có màu vàng xanh và sệt dính thậm chí là màu đen sẫm, rỉ sét.
+ Có ghèn mắt nhiều hơn bình thường
+ Phía trong mắt có thể bị sưng hoặc bị tấy đỏ
+ Một hoặc cả hai mắt của mèo có thể bị đỏ
+ Liên tục dùng chân dụi mắt cho đỡ ngứa, khó chịu mắt
+ Hắt hơi hoặc chảy nước mũi
Triệu chứng mèo bị tăng nhãn áp:
+ Mèo thường xuyên dụi mắt, nheo mắt khi nhìn xung quanh
+ Mất bình tĩnh, quay cuồng hoặc kêu gào
+ Mắt xuất hiện nhiều ghèn
+ Chảy nước mắt
+ Sưng húp quanh mắt
+ Nhãn cầu có thể bị sưng nếu nghiêm trọng.
Triệu chứng mèo bị đục thủy tinh thể:
+ Khi nhìn vào mắt mèo sẽ thấy mắt có vệt màu trắng đục
+ Mèo có dấu hiệu mất thị lực
+ Di chuyển chậm chạp, đi kiểu dò dẫm nhất là trong ánh sáng yếu
+ Mèo bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường sẽ có biểu hiện như sụt cân, đi tiểu thường xuyê, khát nước quá mức,…
Triệu chứng mèo bị dị ứng/kích ứng:
+ Mèo liên tục dụi mắt
+ Mắt mèo nheo lại
+ Tấy đỏ và tiết dịch quanh mắt, xuất hiện nhiều ghèn mắt
Triệu chứng mèo bị viêm loét giác mạc:
+ Dùng chân cọ vào mắt liên tục
+ Cọ mắt vào thảm, đồ nội thất nhưng càng dụi càng đau ắt hơn
+ Nheo mắt liên tục
+ Chớp mắt thật nhanh
+ Dịch tích tụ ở khóe mắt hoặc chảy xống mặt của mèo.
Điều trị bệnh đau mắt ở mèo hiệu quả
Điều trị bệnh viêm loét giác mạc ở mèo:
Bệnh viêm loét giác mạc ở mèo có thể tự lành hoặc tự hỏi khi bệnh nhẹ sau khi đã khắc phục được triệu chứng
Hãy kiểm tra và loại bỏ những vật thể lạ nếu có bên trong mắt của mèo. Hãy rửa mắt cho mèo bằng dung dịch an toàn. Khi sử dụng kháng sinh, thuốc bỡ bôi mắt, thuốc đau mắt hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Nếu viêm loét giác mạc nặng thì cần được đưa tới bác sĩ để tiến hành điều trị, phẫu thuật.
Điều trị mèo bị tăng nhãn áp:
Trong trường hợp nhẹ bệnh tăng nhãn áp ở mèo có thể tự khỏi nhờ cơ thể mèo hồi phục. Nhưng cách tốt nhất hãy đưa đến phòng khám chó mèo để các bác sĩ sớm xử lý và điều trị. Khi xử lý sớm sẽ có tác dụng giảm áp lực cho mắt, bệnh nhanh chóng phục hồi, khả năng nhìn của mèo được cải thiện.
Điều trị mèo bị đau mắt thông thường:
Trước tiên, hãy xác định mèo bị đau mắt do nguyên nhân nào gây ra và khắc phục các nguyên nhân khiến mèo bị đau mắt.
Nếu mèo bị đau mắt do bụi bẩn hãy nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt cho mèo để điều trị đau mắt. Trong thời gian điều trị tránh cho mèo tiếp xúc chỗ đông người, môi trường sống xung quanh mèo đảm bảo sạch sẽ.
Điều trị mèo bị đau mắt đỏ (Bệnh viêm kết mạc):
Trường hợp đau mắt đỏ nhẹ bạn hãy tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Sử dụng bông ẩm nhẹ nhàng lau mắt cho mèo hàng ngày. Sử dụng kháng sinh dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt Terramycin để điều trị cho mèo
Khi phát hiện mèo bị đau mắt đỏ bị nặng hãy đưa đến bác sĩ thú y để bác sĩ tiến hành vệ sinh mắt, lấy đi phần dịch nhẩy, mủ trong mắt của mèo và sử dung các thuốc kháng sinh đặc trị. Các loại thuốc sử dụng có thể ở dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc nhỏ mắt.
Điều trị mèo bị kích ứng/dị ứng:
Khi xác định được các nguyên nhân gây ra tình trạng mèo bị kích ứng/dị ứng hãy loại bỏ những nguyên nhân đó và rửa mắt mèo bằng dung dịch nước muối sinh lý rửa mắt bán tại các hiệu thuốc.
Điều trị mèo bị đục thủy tinh thể:
Để điều trị mèo bị đục thủy tinh thể cách tốt nhất hãy đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để tìm kiếm nguyên nhân. Khi mèo mắc bệnh này các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ chúng và phục hồi thị lực
Cách phòng tránh bệnh đau mắt ở mèo
+ Hãy đảm bảo không gian xung quanh của mèo luôn sạch sẽ, thoáng đãng
+ Lau chùi, dọn dẹp thường xuyên khu vực nuôi mèo
+ Sử dụng cát vệ sinh phù hợp
+ Hạn chế để bụi bẩn, chất thải dính vào ổ và lông của mèo
+ Dành thời gian quan sát mắt của mèo để phát hiện sớm những bất thường ở mắt của mèo
+ Hãy đưa mèo đi khám định kỳ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe thú cưng uy tín, chất lượng
+ Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, hợp vệ sinh.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?