Bão số 1 khiến 9 tỉnh miền Bắc bị thiệt hại nặng nề
Theo thống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai, tính đến 16 giờ chiều ngày 28.7, tổng hợp báo cáo từ 9 tỉnh, thành miền Bắc cho thấy, bão số 1 đã gây ra nhiều thiệt hại không chỉ cho nông nghiệp, mà còn nhà cửa, cây xanh, đê điều, tàu thuyền…
Nông nghiệp thiệt hại nặng
Thiệt hại nặng nề nhất mà cơn bão số 1 gây ra là nông nghiệp, trong 9 tỉnh thành bị ảnh hưởng do bão thì có đến 8 tỉnh thành có diện tích lúa bị ngập úng, hoa màu, rau màu bị hư hại gồm: Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Trong đó có 4 tỉnh thiệt hại nặng nhất là Nam Định với 86.300ha lúa và hoa màu bị ngập, 130ha cá bị trôi; Ninh Bình 40.000ha; Hà Nam trên 31.000ha; Hải Phòng trên 11.000ha.
Thái Bình là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nhất do bão số 1, ông Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết, mặc dù toàn tỉnh đã hết sức cố gắng chủ động triển khai các phương án phòng chống, tuy nhiên khi bão số 1 đổ bộ vào Thái Bình đã gây thiệt hại tương đối nặng nề. Thái Bình có 58.000ha lúa và hoa màu bị ngập; 27 phòng học bị thiệt hại, 2.500m dây điện bị đứt khiến cho điện lưới toàn tỉnh bị mất trong nhiều giờ”.
Thái Bình thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 1. Ảnh: IT.
Bão số 1 đã khiến cho 14.681 cây xanh bị đổ gãy, trong đó riêng Hà Nội có tới 5.484 cây. Nam Định là tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất, bên cạnh diện tích hoa màu thủy sản, tỉnh này còn có 6 điểm đê cấp 4 bị sạt, nứt, vỡ; 14.900 cột điện bị đổ gãy.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở nhiều địa phương
Sau cơn bão số 1, TS Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo: “Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên nhiều khu vực miền núi phía Bắc đặc biệt một số nơi như: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Thanh Hóa”.
Dự báo khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa to đến rất to. Sang ngày 29.7, trên sông Hồng- Thái Bình, sông Hoàng Long và sông Bưởi sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2 đến 4 mét. Đặc biệt, trong đợt lũ này mực nước sông Thao tại Yên Bái, sông Hoàng Long tại Bến Đế, sông Đáy tại Phủ Lý có khả năng lên trên mức báo động (BĐ) 1, các sông suối nhỏ có khả năng lên mức BĐ 2- BĐ 3.
Ông Tăng Quốc Chính – Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết: “Các địa phương cần tập trung khắc phục kịp thời các sự cố về điện phục vụ việc tiêu úng cứu lúa và chống ngập lụt các khu đô thị, ổn định dân sinh. Đồng thời quản lý, giám sát chặt chẽ các hồ chứa, nhất là các hồ chứa đã đầy nước, các hồ chứa xung yếu, tiếp tục xả bớt nước qua cống, cửa xả để đảm bảo an toàn công trình; kiểm tra, rà soát kịp thời sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất”.
Tại cuộc họp Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ngày 28.7, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, ông Cao Đức Phát yêu cầu: “Các địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến mưa do hoàn lưu bão gây ra, khẩn trương thống kê thiệt hại sau bão để có biện pháp hỗ trợ, đặc biệt phối hợp với ngành điện tổ chức tiêu úng diện tích lúa, hoa màu ngập úng. Mưa sau hoàn lưu bão sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các địa phương ở trung du và miền núi phía bắc, vì vậy phải đề phòng sạt lở đất, lũ quét, quản lý chặt chẽ các hồ chứa, tiếp tục xả bớt nước đảm bảo an toàn hồ chứa và tính mạng người dân vùng hạ du.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo khám phá)
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.