50 học sinh Yên Sở hoảng loạn do ong đốt
Trò đùa dại dột ném tổ ong của các anh chị lớp lớn trường tiểu học Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) đã khiến cho hơn 50 học sinh bị ong tấn công và đốt…gây nên tình trạng hoảng loạn cho các em học sinh. Rất may mắn chỉ có 3 em bị ong đốt nhiều phải theo dõi tại bệnh viện còn những em còn lại chỉ bị từ 1 đến 2 nốt nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe…
Tối 4/11, theo nguồn tin từ BV Bạch Mai xác nhận bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 50 học sinh trường tiểu học Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) được gia đình, thầy cô giáo đưa đến khám vì bị ong đốt.
Một học sinh trường tiểu học Yên Sở vào khám tại khoa Nhi (BV Bạch Mai)
Theo tìm hiểu nguyên nhân do trong giờ ra chơi, một số anh chị học sinh lớp lớn đã dùng đá ném tổ ong trong khuôn viên trường khiến tổ vong vỡ, cả đàn ong bủa ra xung quanh đốt tứ tung làm các cháu chạy toán loạn, hoảng sợ. Sau khi rà soát đã có 51 cháu được đưa đến BV Bạch Mai khám.
TS.BS Nguyễn Công Long, trực Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, 51 học sinh được chuyển đến Trung tâm chống độc của bệnh viện lúc 15h30 chiều 4/11. Sau đó, các cháu học sinh được chuyển xuống khoa Nhi và hiện khoa Nhi cùng Trung tâm chống độc vẫn đang phối hợp, theo dõi các bé.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, không phải tất cả các cháu đều trầm trọng, có cháu bị nhiều nốt ong đốt, có cháu chỉ 1 - 2 nốt ong đốt. “Đa phần các cháu đều nhẹ nhưng vì bị ong đốt tập thể nên các cháu tinh thần hoảng loạn. Sau khi thăm khám kỹ, có khoảng 10 học sinh bị nhiều vết đốt nhưng chỉ có 3 em buộc phải giữ lại viện để được theo dõi, còn các trường hợp khác đều được cho về nhà theo dõi vì nốt đốt ít, không nguy hiểm cho trẻ”.
Rất may mắn, đến khoảng 21 giờ có 48 em học sinh đã được xuất viện. Còn 3 học sinh bị ong đốt nhiều nốt là cháu Trịnh Tuấn Linh (6 tuổi), Nguyễn Trí Thành (11 tuổi), Đinh Cao Minh (7 tuổi). Trong đó cháu Linh và Thanh bị nặng nhất với khoảng 10 vết đốt ở đầu và tay, đang được chỉ định làm xét nghiệm thử máu và nước tiểu để xác định mức độ ảnh hưởng của nọc độc.
Lời khuyên của các bác sĩ
Các bác sĩ cho biết, dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây tử vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong. Đa số bệnh nhân không có cơ địa dị ứng có phản ứng dị ứng với nọc độc khi ong đốt, các phản ứng này thường nhẹ như ban đỏ, sẩn phù hay đau tại vị trí bị đốt. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân quá mẫn với nọc độc ong sẽ gây ra các phản ứng toàn thân khi bị ong đốt như sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là ở những bệnh nhân có nhiều nốt ong đốt.
Khi không may bị ong đốt gây dị ứng ở mức độ 1, với ít nốt đốt bệnh nhân có thể bôi các thuốc chống dị ứng ngoài da. Còn khi bệnh nhân xuất hiện phù mạch hoặc mày đay toàn thân đã là phản ứng nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Ong đốt còn gây co thắt phế quản và mức độ 4 nguy hiểm nhất gây sốc phản vệ và tổn thương nhiều cơ quan. Vì thế, với trẻ nhỏ, với người bị nhiều nốt ong đốt không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đến viện để được khám, theo dõi.
Các bác sĩ cho biết, tại trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) hiện đang điều trị cho khoảng hơn 5 bệnh nhân bị ong đốt, trong đó có cháu bé bị tới hơn 100 nốt đốt rất nguy kịch. Ngay tại khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cũng đang có bệnh nhân ong đốt phải nhập viện điều trị. Vì vậy, khuyến cáo gia đình và các trường học cần tránh xa các yếu tố đề phòng ong đốt trẻ nhỏ.
Được biết, ngay sau khi tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân từ trường Yên Sở, các kíp trực đã báo cáo ngay với Ban Giám đốc Bệnh viện và diện Ban Giám đốc BV Bạch Mai đã xuống khoa Nhi để nắm tình hình, chỉ đạo việc cấp cứu cho các bé.
Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.