11 nghìn 500 người cấp cứu tại Hà Nội trong những ngày nghỉ tết
So với những ngành nghề khác thì ngày Tết đối với các nhân viên ngành y, đặc biệt là các bác sĩ trực cấp cứu vất vả hơn ngày thường rất nhiều bởi các ca nhập viện do tai nạn, đánh nhau, ngộ độc thực phẩm, rượu...tăng đột biến.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong 7 ngày Tết (từ 6 - 13/2) tại các bệnh viện của Hà Nội đã tiến hành cấp cứu cho gần 11.500 trường hợp. Trong đó có 1.039 trường hợp tai nạn giao thông (96 ca chấn thương sọ não nặng), 1 trường hợp do pháo nổ và 10.442 trường hợp do các nguyên nhân khác.
Ngoài ra, các bệnh viện cũng tổ chức điều trị nội trú cho 4.522 trường hợp, phẫu thuật cho 756 trường hợp (trong đó có 38 ca chấn thương sọ não), đỡ đẻ đón 1.395 em bé chào đời.
Tuy nhiên, trong những ngày Tết, thành phố vẫn còn 36 ca tử vong, bao gồm cả những ca tử vong trước khi vào viện.
Theo đánh giá, năm 2016, mặc dù thời gian nghỉ tết kéo dài nhưng các ca ngộ độc thực phẩm rất ít. Công tác đón tiếp, khám chữa bệnh cho bệnh nhân được triển khai tốt, đúng quy trình.Công tác phòng chống dịch đảm bảo, không xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Để ứng trực, các đơn vị đã duy trì trực 4 cấp với số người tham gia trực trung bình 1.235 người/ngày tại các bệnh viện; bố trí 41 đội cấp cứu sẵn sàng làm nhiệm vụ.Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, phương tiện cấp cứu để dự phòng tiếp nhận điều trị cấp cứu chấn thương và ngộ độc hàng loạt.
Được biết, so với các năm, năm 2016 số người cấp cứu vì đánh nhau đã giảm nhưng số ca tử vong do động thủ lại tăng vọt (tăng 2,5 lần so với tết Ất Mùi) khiến cho 10 người thiệt mạng.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.