Vì đâu lễ hội văn hóa Việt Nam ngày càng nhuốm màu bạo lực?
Đồng thời, đạo đức tinh thần ngày càng suy đồi và biến dị, khi con người đứng trên chuẩn mực đạo đức ấy thì đã không thể hiểu hết được những ý nghĩa tốt đẹp của các lễ hội…
Vừa qua, hai trận ẩu đả để tranh cướp lễ vật tại hội Gióng và hội Phết đã gây nên nhiều tranh cãi. Vì đâu các lễ hội Việt ngày này càng trở nên bạo lực và đáng lo ngại đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Hội Gióng
Hỗn chiến giành giật giò hoa tre tại lễ hội Đền Gióng 2015.
Bạo lực trong hội Gióng diễn ra do giành giật giò hoa tre. Giò hoa tre là lễ vật được làm rất công phu nhằm tưởng nhớ đến cảnh Thánh Gióng khi bị gãy roi sắt đã nhổ bụi tre ven đường để đánh giặc.
Thế nhưng, với đạo đức suy đồi ngày nay, khi mà giá trị vật chất được đề cao hơn giá trị đạo đức, người ta lại xem giò hoa tre là “lộc hoa tre”, ai cướp được thì cả năm sẽ có tài lộc dồi dào. Vì thế mà giò hoa tre trở thành “lộc” để người ta xông vào giành giật lẫn nhau dẫn đến mâu thuẫn, xô xát.
Hội phết Hiền Quan
Ẩu đả kinh hoàng, thậm chí đổ máu tại hội cướp phết Hiền Quan.
Trước đây, lễ hội cướp Phết được xem là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt. Những người tham gia đều thông qua hội Phết để rèn đức, luyện tài, tập hợp sức mạnh đoàn kết và cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người, mọi nhà được an vui, hạnh phúc…
Người được Phết thì nghĩ mình là người may mắn mà có được, còn người không giành được Phết thì chỉ xem như là mình không may mắn vì quả Phết chỉ có một mà người giành thì quá nhiều. Sau lễ hội, ai cũng xem như mình vừa tham gia xong một trò chơi và đều vui vẻ.
Tuy nhiên, ngày nay với sự xuống dốc của đạo đức, người ta không còn xem đó là may mắn bình thường nữa. Họ cố giành giật cho bằng được, bất kể là phải đánh nhau đến đổ máu. Chính vì nhận thức và tâm tính của con người hiện đại không còn tốt nữa mà lễ hội cướp Phết ngày nay đã khác xa trước đây, hoàn toàn nhuốm màu bạo lực. Lễ hội cướp Phết đã trở thành lễ hội đánh nhau của trai làng đến đổ máu và không còn mang bản sắc văn hóa dân tộc nữa…
Kết luận
Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuống dốc đạo đức là xã hội không còn xem trọng tính giáo dục của văn hóa cổ truyền, đồng thời phổ biến trong xã hội “học thuyết đấu tranh”, khiến người đấu với người, làm cho con người mất dần tính thiện lương vốn sẵn có nên chỉ biết giành giật và chà đạp lẫn nhau mà thôi.
Skcs.vn (Trích Đại kỷ nguyên)
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.