Sự tích ông Hoàng Bẩy và đền Bảo Hà
Đền Bảo Hà là Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà)
Truyền thuyết kể lại:
Vào cuối thời Lê (Niên hiệu Cảnh Hưng 1740 - 1786 ), ở khắp vùng Phủ Quy Hoá, nhất là Châu Thủy Vỹ và Châu Văn Bàn luôn bị giặc cướp ở Vân Nam - Trung quốc tràn sang cướp phá. Trong tác phẩm "Hưng Hoá xứ phong thổ lục" của Tiến sĩ Hoàng Bình Chính viết năm 1778 ghi rõ: "Khắp vùng loạn lạc, dân cư điêu tàn, ruộng đất bỏ hoang ..." . Trước tình hình đó Triều đình cử danh tướng thứ bảy họ NGUYỄN lên trấn thủ vùng biên ải, tiến dọc theo sông Hồng đánh đuổi quân giặc, giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành một căn cứ quân sự lớn bảo vệ biên cương Tổ quốc. Tại đây Ông tổ chức thành các Thổ Ty, Tù trưởng, luyện tập cho quân sĩ. Ông làm Thống lĩnh cho cả quân Thủy, Quân Bộ tiến đánh lào cai, đuổi quân giặc chạy sang vùng Vân Nam.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hoả hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới. Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.
Sau khi giải phóng Phủ Quy Hoá, Ông chiêu dụ các Thổ hào địa phương, đón người Dao, người Thổ và đặc biệt là người Nùng áo xanh tới khẩn điền, khai mỏ xây dựng quê hương. Với công đức và chi khí dũng cảm chống giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, nhiều truyền thuyết dân gian đã ca ngợi Ông, Nhân dân tạc dạ ghi công Ông cho ngàn đời sau. Trong một trận chiến đấu không cân sức với quân xâm lược phương Bắc, viên Tướng thứ Bảy của Triều đình đã anh dũng hy sinh. Xác của Ông trôi theo dòng nườc sông Hồng tới Bảo Hà (Nơi ngôi Đền hiện nay thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng ngậm ngùi thương nhớ, đưa xác Ông chôn cất tại đây và lập Đền thờ để tưởng nhớ công tích của một người anh hùng. Các Triều Vua Minh Mệnh, Thiệu Trị đã phong tặng Ông danh hiệu "Trấn an Hiển Liệt", các Triều nhà Nguyễn sắc phong cho Ông là: Thần Vệ Quốc".
Ngày 17/7 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Ông, nhân dân trong vùng náo nức mở Lễ hội. Khắp nơi trong nước đến viếng Ông và cầu xin Ông phù hộ cho ăn nên làm ăn, phát tài, phát lộc.
Ngày 5/11/1997 Đền Bảo Hà được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. (Viết theo Phiếu ghi công đức Đền Bảo Hà).
Văn khấn ông Hoàng Bẩy
Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt
Bóng ác tà đã gác non tây
Trăng in mặt nước vơi đầy
Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền
Quan Hoàng Bảy trần miền Băc địa
Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang
Quân cơ mưu lược luận bàn
Doang trung thường có hai hoàng vào ra
Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị
Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai
Can qua dâu bể biến dời
Anh hùng xưa đã ra người cung tiên
Nhớ công đức lập đền phụng sự
Thổ,Mán ,Nùng tiên nữ dâng hoa
Thú vui điếu khách bàn trà
Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông
Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp
Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca
Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên
Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích
Quan Bảo Hà thực đích trung quân
Sinh thời làm tướng trung thần
Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn
Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết
Thử ra tài cho biết oai danh
Bao phen lẫm liệt tung hoành
Định an xã tắc đề binh cõi ngoài
Đất Lào Cai là nơi dụng võ
Quyết ra tay đội ngũ tiến công
Biên cương súng nổ đùng đùng
Sa trường sương núi máu sông chẳng nề
Đem quân về Thất Khê phòng thủ
Đền Bảo Hà lạc thú huê viên
Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên
Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần
Bỗng một trận sầu vân ám kết
Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam
Vui cùng nước biếc trăng ngàn
Tót tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu
Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn
Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh
Từ bi cải dữ làm lành
Chọn ngươi nữ tú nam thanh chấm đồng
Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ
Ai khẩn cầu tế độ thì qua
Hoàng về trắc giáng điện toà
Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường.
Giới thiệu về Đền Bảo Hà thờ Quan Hoàng Bẩy
Đền Bảo Hà (Đền thờ Thần vệ Quốc Hoàng bẩy), cách Thủ đô Hà nội khoảng 350 Km, cách Tp. Lào Cai khoảng 60km về phía nam; cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m.Hiện nay đường tương đối dễ đi, các lái chỉ cần lưu ý là cung đường này có rất nhiều cua tay áo với những vách tà luy cao và những vực sâu hun hút hàng trăm mét. Từ Hà Nội, bạn đi Lào Cai bằng Tàu hỏa rồi từ Lào Cai đi ô tô hơn trăm km nữa mới tới. Bạn nào có xe ô tô riêng, nên đi theo đường Sơn Tây, qua cầu Trung Hà, Thanh Sơn khoảng 50Km rồi đi theo đường ven sông Hồng lên tới Phố Ràng rẽ trái là bến Bảo Hà.
Kiến trúc đền Bảo Hà thờ ông Hoàng Bẩy:
Đền Bảo Hà được xây dựng ngay chân đồi Cấm, bên bờ sông Hồng, thuộc xã Bảo hà - Huyện Bảo Yên – Tỉh Lào Cai. Đền được xây dựng với lối kiến trúc đơn giản không cầu kỳ nhưng vẫn có nét đẹp chữ tình.
Đền Bảo Hà có lưng tựa vào núi, mặt hướng theo dòng nước sông Hồng và nơi đây còn có sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo thuyết phong thủy.
Đền được xây dựng gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Toà đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Tranh, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thuỷ Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.
Sự tích ông Hoàng Bẩy và đền Bảo Hà
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.