Sự tích ly kỳ về đền Cửa Ông linh thiêng

2/22/2016 5:00:21 PM
Đức Ông Đệ Tam cửa suốt được thờ ở Đền Cửa Ông hay còn gọi là đền Đức Ông, tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra Vịnh Bái Tử Long, có cảnh quan tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long hơn 40km về phía đông bắc.

 

Đức Ông Đệ Tam cửa suốt được thờ ở Đền Cửa Ông hay còn gọi là đền Đức Ông, tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra Vịnh Bái Tử Long, có cảnh quan tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long hơn 40km về phía đông bắc. Đức Ông Chính tên là Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo, tước Hưng Nhượng Vương. Ông có tài chiến đấu, nhưng là người có cá tính riêng, đã làm cho cha phải bất bình, đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm vị trấn thủ giữ bến cảng. Ông đã giữ vững vùng đất này, yên định được dân tình, ngăn những mưu mô xâm lấn của giặc Nguyên. Người dân ở đây tôn kính ông, gọi ông là Đức Ông, và đền thờ cũng gọi là đền Đức Ông.

Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Quốc Tuấn Đó là các tượng của Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Trung,… và một số câu đối, đồ thờ tự khác. Đền Cửa Ông được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 gồm 3 khu vực chính: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền chính lúc đầu thờ Hoàng Cần, người anh hùng đia phương, sau thờ Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Quốc Tuấn, có công trấn ải vùng Cửa Suốt. Với 34 pho tượng lớn nhỏ được chạm trổ công phu tỉ mỉ, có giá trị nghệ thuật cao. Đền Cửa Ông đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích thắng cảnh.

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn núi thấp nhìn thẳng ra biển, cảnh quan rất ngoạn mục có thể thu vào trong tầm mắt toàn bộ cảnh đẹp của vùng than Cẩm Phả và Vịnh Bái Tử Long. Lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Từ lâu, đền Cửa ông đã nổi tiếng linh thiêng không chỉ đối với nhân dân Quảng Ninh, mà nhân dân các tỉnh trong nước cũng tìm đến dâng hương, trẩy hội.

Kiến trúc Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi có độ cao khoảng 100 mét so với mực nước biển, hai bên là hai ngọn đồi nhỏ hơn trông như hai hộ vệ vững chãi, đúng theo nguyên tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ; phía sau là dãy núi xanh bạt ngàn chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Đền Cửa Ông gồm Đền Thượng và Đền Hạ, có hệ thống tượng phong phú, và quý hiếm bởi có những nét nghệ thuật điêu khắc sống động. Những bức tượng tại đây được tạo tác bằng những chất liệu quý nên đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn.

Truyền thuyết về Đức Ông và sự linh thiêng của đền Cửa Ông

Có những huyền thoại, truyền thuyết chứng tỏ nhân dân ngưỡng mộ ông. Chuyện kể rằng, có lần tại biển Cửa Suốt, tự nhiên trời mưa to gió lớn sấm sét nổi lên ầm ầm. Ông đang đi tuần trên biển, thấy có một phiến dã to nổi lên , liền ngan nhiên ngồi lên trên đá. Sóng nổi cuồn cuộn, mực nước dâng lên cao  nhưng phiến đã vẫn nổi trên mặt nước, chở che ông đi, đè đầu những ngọn sóng. Khi mưa gió yên, dân chúng không thấy ông đâu nữa, mà trên phiến đá chỉ có một cái mũ, liền rước về thờ, lập miếu và tâu lên triều đình. Đó là ngày 16 tháng 8 năm 1311, từ đó ngày này được xem là ngày hóa của ông.

Nhà vua phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần Ông được xem là vị chủ thần ở ở Đền Cửa Ông. Trong đền có tượng ông và đôi câu đối, hàm ý nghĩa trân trọng và thông cảm với ông

Giúp chiến thắng Bạch Đằng , tướng giỏi uy danh lừng Đất Bắc

Để dấu thiêng Đông Hải, anh hùng tâm sự gửi trời Nam

Được gia nhập vào điện thần Tứ phủ, vị thần Đệ Tam cửa Suốt cũng rất linh thiên. Văn Chầu ghi rõ ông đã nhiều lần giáng phúc, trừ tai, giúp cho dân chúng an cư lập nghiệp .

Cũng nói thêm rằng tại Đền Cửa Ông (Đền cửa Suốt) không chỉ thờ Trần Quốc Tảng, mà gần như đủ hệ thống Trần Triều  không nơi nào có. Khẳng định như thế vì trong đền vẫn còn đủ 30 pho tượng bày thành mười hàng ngang, đều là những người trong gia thất và là tướng tá dưới trướng Trần Hưng Đạo.

Các nhà khảo cổ đã xác định 18 pho tượng là:

- Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

- Tương Vương Phi phu nhân Trần Hưng Đạo (Tức mẹ Đức Ông Đệ tam cửa Suốt)

- Tượng Nhị vị vương Cô nhà Trần

- Tượng Trần Anh Tông (Em rể Trần Quốc Tảng A)

- Pho tượng lớn nhất đặt giữa bái đường là của Trần quốc Tảng

Nhóm tượng các tướng : Tượng Lê Phụ Trần, Trần Khánh Dư, Đỗ Khắc Trung, Hà Đặc/Phạm Ngũ Lão , Yết Kiêu , Nguyễn Chế Nghĩa , Nguyễn Địa Lô

Nhóm tượng các quan: Trần Thì Kiến, Phạm Ngộ

Không phải tất cả các tượng đều chỉ vào những linh thần trong hệ thống Trần Triều , nhưng đây cũng bộ lộ rõ khuynh hướng tâm linh của quần chúng , rất tôn thờ, ghi nhớ những người có công với nước. Thần linh ở đây không chỉ là tiêu biểu cho tín ngưỡng, mà còn là biểu tượng lòng yêu nước

Sự tích ly kỳ khiến Đền Đức Ông hay đền Cửa Ông, Cẩm Phả linh thiêng

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Sách Tục Thờ Đức Thánh Mẫu - Đức Thánh Trần)

Các tin khác