Phụ huynh cảnh giác với game phản cảm, bạo lực trên YouTube Kids
Trên mạng xã hội gần đây đang xuất hiện một số bộ phim hoạt hình nổi tiếng, video, game có nội dung phản cảm đang 'đầu độc' trẻ nhỏ trên YouTube Kids khiến nhiều phụ huynh mất cảnh giác.
Trên YouTube Kids xuất hiện clip hướng dẫn chơi game có tên "Thử thách Momo". Cụ thể, nhân vật ghê rợn là một người phụ nữ đầu người mình gà với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi hướng dẫn người chơi cách tự làm hại bản thân.
Chị Phạm Thu Thủy, (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: Vô tình thấy tiếng la hét trên tivi mà các con lại tập trung xem mới để ý đó là các video hoạt hình máu me, bạo lực và chết chóc "ngụy trang" dưới những bộ phim hoạt hình có nội dung trong sáng và đáng yêu dành cho trẻ nhỏ với những hình tượng nổi tiếng như Peppa Pig, Elsa hoặc Spider-Man. Đây đều là những nhân vật hoạt hình được rất nhiều em nhỏ yêu mến và luôn đòi bắt chước theo hành động hoặc trang phục.
Một đề xuất clip với hình ảnh đầy tính bạo lực trên Youtube
Được biết Thử thách Momo trò chơi này này đã được giới truyền thông cảnh báo từ năm 2018 nhưng gần đây lại xuất hiện trên YouTube dưới dạng clip đề xuất cho người dùng xem.
Ông Nguyễn Mai Hùng, chuyên gia công nghê thông tin cho biết: Các clip trên YouTube thường trá hình dựa trên một số tài khoản bắt chước theo hình ảnh các nhân vật hoạt hình của Peppa Pig nên tạo sự tò mò để trẻ em lầm tưởng mỗi khi lựa chọn xem. Khi các bé kích chuột xem, nội dung của video đó dần chuyển sang 1 hướng khác chứa những hình ảnh phản cảm như nha sĩ cầm chiếc ống tiêm lớn xuất hiện, răng của Peppa bị kẹp và kéo ra, tiếng la hét đau đớn, sợ hãi vang lên.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững bày tỏ, những rủi ro trên Internet rất khó lường và ngày càng có nhiều trò chơi nguy hiểm như “Thử thách Cá voi xanh” (hướng dẫn người chơi tự sát qua smart-phone), hay trò chơi với xu hướng nguy hiểm tương tự là "Thử thách Momo".
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho biết, tất cả game trên mạng xã hội đều là con dao 2 lưỡi. Nếu không kiểm soát sẽ rất nguy hại với trẻ em trên môi trường mạng. Mọi người có con nhỏ hay xem YouTube nên để ý các kênh con xem.
Với những ứng dụng tìm kiếm thông minh, chỉ cần tìm kiếm một từ khóa trên Google hoặc YouTube thì lập tức trên mạng xã hội sẽ tự động đề xuất cho người xem một loạt clip tương tự. “Đoạn đầu sẽ là clip bài hát, nhân vật hoạt hình như bình thường, rồi sau đấy là những hành động bạo lực mà background vẫn là nhạc hoạt hình nên cha mẹ nếu không ngồi xem cùng con mà chỉ nghe tiếng sẽ không biết được. Dù là kênh Youtube Kids cũng không kiểm soát được những video hoạt hình trá hình (Peppa Pig) dạy các bé tự tử, bạo lực như nhiều người đang chia sẻ”, ông Nguyễn Mai Hùng nói.
Trước khi trò chơi xâm nhập và ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hhụ huynh nên kiểm tra con mình đang xem kênh Youtube nào. Bạn có thể cùng con đặt 1 Playlist các chương trình mà con thích xem và có thể bật chức năng kiểm soát để biết con đang xem gì, tìm kiếm gì, cũng có thể tắt chức năng tìm kiếm đối với trẻ nhỏ hơn".
Hãy nói với trẻ bạn đang cố gắng bảo vệ con an toàn chứ không phải kiểm soát. Nếu có những chương trình nào con muốn xem và đưa thêm vào Playlists, con hãy chia sẻ cùng bố mẹ.
Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Tintuc
Các tin khác
-
TikTok ứng dụng có an toàn không?
Trong những năm gần đây, TikTok trở nên “hot” và được đông đảo người dùng sử dụng. Rất nhiều lùm xùm xaoy quay mạng xã hội này TikTok. -
Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy
Trí tuệ nhân tạo AI đã và đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới, hỗ trợ cuộc sống của con người và hứa hẹn tiềm năng không giới hạn trong tương lai. -
Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất
Làm thế nào để lại quyền truy cập thiết bị trong trường hợp bị báo lỗi không khả dụng trên iphone do vô tình chạm vào màn hình, quên mật khẩu hoặc trẻ em nghịch máy? -
Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến
Trong các buổi họp trực tuyến khá nhiều người cảm thấy chất lượng hình ảnh của mình không được tốt, hình ảnh hiển thị khá mờ. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến? -
Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã chứng minh việc truy xuất chính xác các tệp hình ảnh đơn lẻ được lưu trữ dưới dạng chuỗi DNA từ bộ 20 bức ảnh. -
Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6
Sau một thời gian cho phép người sử dụng lưu ảnh chất lượng cao miễn phí Google Photos sẽ thu phí từ ngày 1/6. -
Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau
Nhưng một số người dùng ứng dụng Bluezone cho biết khi đặt hai máy có cài đặt ứng dụng cạnh nhau nhưng chẳng thể “quét” ra người bên cạnh. Vậy nguyên nhân do đâu, cách xử trí như nào? -
Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone. Nhưng ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19. -
Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?
Khi sử dụng các sản phẩm điện thoại iPhone bạn muốn tải một ứng dụng trên App store như không thể cài đặt ứng dụng đó về máy. Vậy phải làm thế nào khắc phục lỗi này? -
Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2
Vào ngày 20/4, Microsoft chính thức triển khai công nghệ xét nghiệm trực tuyến có tên gọi là CoVIg-19 Plasma Bot.