Phòng ngừa mắc bệnh uốn ván sau mưa bão, lũ lụt

27/09/2024 08:23

Dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván, cách phòng ngừa bệnh uốn ván

Làm thế nào để đề phòng mắc bệnh uốn ván do dẫm phải đinh, gai, vật liệu xây dựng, da bị xây xước trong mùa mưa bão?

Sau khi mưa bão, nước ngập lụt kéo dài sẽ kéo theo vô số các vi sinh vật, rác thải sinh hoạt, chất thải từ động vật, xác động vật bị chết do mưa lũ cuốn,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, tràn vào khu vực sinh sống của nhiều người gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm thực phẩm.

Không những vậy khi mưa bão xảy ra còn làm hư hỏng nhà cửa, tốc mái, các công trình xây dựng cũng bị hư hại từ đó khi chúng ta di chuyển trong nước lũ, dọn dẹp nhà sau mưa lũ ngập lụt rất dễ dẫm phải đinh, gai thép xây dựng, các vật sắc ngọn bị trôi theo dòng nước lũ kết hợp với điều kiện môi trường không đảm bảo khiến cho chúng ta rất dễ bị mắc uốn ván.

Bệnh uốn ván là một trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván cực kỳ mạnh. Các vi khuẩn gây nguy hiểm này có thể tồn tại ở khắp nơi trong đất, bùn lầy, sình lầy, bụi, phân gia súc, phân gia cầm, các loại rác thải có trong bùn (đinh, gai, mảnh kim loại...).

Do đó tại những nơi xảy ra bão lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống khi di chuyển nếu không có đồ bảo hộ rất dễ bị trầy xước, vết thương sâu, kín, có nhiều ngóc ngách hoặc dập nát sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván phát triển gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván là bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván sau khi vào máu chúng đến gắn chặt vào thần kinh trung ương nhất là hệ thần kinh vận động.

Bệnh uốn ván thường khởi phát sau từ 3 - 14 ngày, trung bình khoảng 7 ngày kể từ khi có vết thương. Khi đó cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

+ Cứng hàm, khó nuốt

+ Cảm thấy bồn chồn, dễ cáu gắt

+ Cứng cổ, cứng tay, hoặc chân

+ Lưng uốn cong, uốn người ra sau

+ Đau đầu

+ Đau họng

+ Độc tính co thắt

+ Gặp khó khăn khi mở hàm (trismus).

+ Co thắt cơ, nụ cười mếu và nhíu lông mày

+ Cứng hoặc co thắt cơ bụng, cổ và lưng

+ Co thắt cơ tròn gây ra bí đái hoặc táo bón

+ Khó nuốt

+ Rối loạn thần kinh thực vật

+ Tăng huyết áp, loạn nhịp tim, sốt cao, vã mồ hôi

+ Có thể xuất hiện ngừng tim đột ngột

+ Những trường hợp nặng, nằm lâu có thể bị loét các vị trí bị tì nhiều mỗi lúc lên cơn co cứng như mông, gót chân, gáy, bả vai...

Phòng ngừa bệnh uốn ván trong mùa mưa bão, lũ lụt

Sau mưa bão khiến cho môi trường bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khỏe. Đề đề phòng bệnh uốn ván trong lũ, sau lũ chúng ta nên:

+ Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ

+ Nên rửa tay, rửa chân với xà phòng diệt khuẩn

+ Không tiếp xúc da trực tiếp với đất, nước bẩn ứ đọng sau mưa bão

+ Nếu có vết thương ngoài da, trầy xước da do gai, dẫm phải đinh, bị rách do các vật liệu xây dựng cứa vào không nên để tiếp xúc trực tiếp với bùn lầy, cần vệ sinh ngay vết thương, rửa sạch vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sau đó sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn cồn 70 độ hoặc dung dịch betadin, tránh băng kín vết thương, đi đến cơ sở y tế để được kiểm tra vết thương, tiêm phòng vaccin uốn ván, uống thuốc kháng sinh hoặc tiêm kháng sinh theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.

+ Thực hiện vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ

+ Luôn mang phương tiện bảo hộ như găng tay cao su, ủng, kính khi dọn dẹp bùn lầy trong mùa mưa bão để đề phòng bệnh uốn ván

+ Vệ sinh các vật dụng, mặt bằng bằng các dung dịch khử khuẩn

+ Ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái, đồ sống, rau bị ngâm dưới nước lũ

+ Làm sạch nước sinh hoạt bằng phèn chua, cloramin B 0,25g,…

+ Tránh ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm

+ Tăng cường hệ miễn dịch trong mùa mưa lũ bằng các thực phẩm giàu vitamin như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp, trà kombucha, rái cây sấy khô, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, quả lê, quả bơ, chuối, táo, mâm xôi, bông cải xanh, rau mùng tơi, rau muống, rau đay, rau cải, bắp cải, đậu xanh, đậu lăng, đậu thận, hạnh nhân, hạt chia, khoai lang, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, trứng, sữa,…

+ Nên đeo găng tay khi chế biến thức ăn và thường xuyên khử trùng dao, thớt.

+ Thu gom rác, xác động vật chôn lấp kỹ, dùng thuốc sát khuẩn nguồn nước và phun thuốc phòng dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm, bệnh uốn ván

+ Không nên bơi hay lội trong nước lũ, nếu bắt buộc phải tiếp xúc với nước lũ cần vệ sinh sạch da với xà phòng, đeo đồ bảo hộ.

+ Những nơi có nguy cơ bão lũ thường xảy ra nên tiêm phòng vaccin uốn ván cho các đối tượng theo đúng lịch

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cẩn trọng nhiễm vi khuẩn Whitmore khi dọn dẹp bùn, sình lầy sau mưa bão

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách điều trị, phòng ngừa bệnh thương hàn trong mùa mưa bão

Tiêm vắc-xin đầy đủ,đúng lịch để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Thực phẩm rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ độ 2

Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng đồ uống nào?

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 nên tránh ăn gì

Những loại trà thảo mộc giúp ích cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Những loại trái cây rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Bị gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm cho sức khỏe

Các bài tập có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống loại sữa nào?

Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên uống loại đồ uống nào

Chế độ ăn có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1