Những việc cần làm trong ngày lễ Phật Đản

5/17/2016 8:37:51 AM
Đức tin là lẽ sống của mỗi người trên thế gian này, cho dù là châu lục nào, dân tộc nào,giáo phái nào trên thế giới người dân cũng luôn hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ để sống và hoàn thiện mình.

 

Đức tin là lẽ sống của mỗi người trên thế gian này, cho dù là châu lục nào, dân tộc nào,giáo phái nào trên thế giới người dân cũng luôn hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ để sống và hoàn thiện mình. Bởi vậy, trong đại lễ Phật Đản hàng năm (15/4 âm lịch) các phật tử đều tránh sát sinh, ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện.

Nguồn gốc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài sinh vào ngày rằm tháng tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông), mùng 8/4 Âm lịch (theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Từ năm 1999, lễ Phật Đản vào 15/4 (Âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Việt Nam có 2 hệ phái Tiểu thừa và Đại thừa

Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái: Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa, nguyên thủy) và Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa, phát triển).

Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca và các vị A la hán, giống người Ấn Độ. Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc thờ đấng Trung Tôn đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát khác nữa. Phật tử theo Bắc Tông ăn chay, còn chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông vẫn dùng thực phẩm mặn tùy hoàn cảnh.

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản được tổ chức trang trọng vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 Dương lịch). Đặc biệt, giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp và các buổi văn nghệ, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức…

Những việc cần làm trong ngày lễ Phật Đản

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử ăn chay, không sát sinh,lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Ngoài ra, các phật tử có thể tham gia lễ tắm Phật, đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Đặc biệt, nhiều người còn thả chim, cá để hiến dâng sự sống cho muôn loài...

Trong thời gian diễn ra lễ Phật Đản, tại các chùa, Phật tử thường dựng lễ đài lớn, trang trí các xe hoa để rước đức Phật. Đặc biệt, mỗi cá nhân thường xem lại bản thân mình để giảm đi những thói quen xấu, từ đó biết sống tha thứ và truyền đạt lại những giáo lý tốt đẹp nhất của nhà Phật để được bình an, hạnh phúc.

Tổng hợp

Các tin khác