Những kỹ năng thiết yếu trẻ cần thành thạo trước khi vào lớp 1
Khi con trẻ bắt đầu chuẩn bị bước vào lớp 1, các bậc cha mẹ hãy rèn luyện cho con trẻ những kỹ năng thiết yếu để con chuẩn bị tốt hơn trước khi bước vào môi trường tiểu học, có được khả năng thích nghi tốt hơn, kết quả học tập cao hơn.
Những kỹ năng thiết yếu trẻ cần biết trước khi vào lớp 1
Sử dụng thành thạo dụng cụ ăn uống
Thông thường, khi trẻ được 2 tuổi trẻ đã bắt đầu học cách sử dụng thìa, nĩa để ăn đồ ăn. Khi trẻ được 3 tuổi các kỹ năng sử dụng thìa, nĩa trở nên thuần thục hơn, sự chủ động ăn uống của con cũng phát triển theo không phụ thuộc vào việc bón thức ăn từ cha hoặc mẹ nữa. Khi trẻ bắt đầu lên 4 tuổi, lúc này trẻ bắt đầu hình thành sự hứng thú với việc sử dụng đũa do đó, cha mẹ hãy hướng dẫn và cho trẻ làm quen với việc dùng đũa.
Khi sử dụng đũa để gắp thức ăn sẽ đòi hỏi sức mạnh của cơ tay, sự ổn định của cán tay, sự linh hoạt của các ngón tay, cổ tay và sự phối hợp giữa tay, mắt. Từ kỹ năng này sẽ tạo nền tảng tốt cho các kỹ năng cầm bút và sử dụng các dụng cụ cần thiết cho việc học khi các con bước vào lớp 1.
Học cách tự mặc quần áo
Khá nhiều gia đình thường mặc giúp con quần áo, nhưng các bậc cha mẹ hãy để con học cách tự mặc quần áo. Bởi khi trẻ 2 tuổi có thể hoàn thành những độc tác cởi quần áo đơn giản, khi trẻ hơn 2 tuổi có khả năng cởi quần và cởi những chiếc cúc lớn.
Khi trẻ lên 3 tuổi nhờ sự trợ giúp từ người nhà, trẻ có thể mặc và cởi quần áo chui đầu, sau đó có thể học kéo quần lên và mở khóa. Hay lớn hơn một chút trẻ có thể nhận biết được mặt trước và mặt sau của quần áo, mang vớ, mang giày dép,…
Khi con trẻ học cách tự mặc quần án sẽ đòi hỏi sự phối hợp thể chất, hình ảnh cơ thể, thao tác tay, sử dụng bàn tay, kích thích đầu óc suy nghĩ và một số khả năng khác, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chuẩn bị và hoàn thành các bài học trong quá trình học tập ở cấp tiểu học.
Học cách chia sẻ với người khác
Khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 cha mẹ hãy rèn luyện, dạy con cách chia sẻ với người khác. Bởi khi rèn luyện cho con kỹ này tạo cho trẻ tính thương người cũng như đồng cảm và chia sẻ với bạn be, những người xung quanh. Bởi nếu trẻ không được học cách chia sẻ, trẻ có tính ích kỷ sẽ khó có thể thích nghi với bạn bè cũng như không thể tiếp thu bài vở tốt nhất khi học trên trường được.
Học được cách dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi
Khi trẻ được rèn luyện dọn dẹp, sắp xếp đồ chơi sau mỗi lần chơi xong sẽ giúp ích cho con rất nhiều khi con bước vào lớp 1. Khi con học cách sắp xếp đồ chơi, dọn dẹp có thể trau dồi khả năng của con mình trong việc lập kế hoạch và tổ chức, các khái niệm không gian, giải quyết vấn đề và xây dựng chiến lược, những điều này sẽ rất hữu ích cho việc sắp xếp cuộc sống và rèn luyện tính tự giác khi học tiểu học.
Học sáng tạo với màu sắc
Ngay từ khi trẻ mới 2 tuổi trẻ bắt đầu nhận biết được các màu sắc khác nhau. Khi trẻ được 4 tuổi trẻ có thể nhận biết được hơn 10 màu sắc khác nhau, có thể phát triển khái niệm về màu sắc liên quan. Thường khi ở giai đoạn này đều thích vẽ và tô màu, vì thế phụ huynh nên khuyến khích trẻ nhiều hơn để trẻ có thể tự tin sáng tạo hơn.
Khi trẻ được sáng tạo với màu sắc có thể giúp trẻ tăng cường các kỹ năng tưởng tượng, tư duy, phán đoán, phát triển kỹ năng tay khéo léo, đồng thời cũng có thể trau dồi ý thức về cái đẹp. Từ đó, giúp trẻ thể hiện giá trị bản thân trong các hoạt động sáng tạo ngoại khóa tại trường học.
Rèn luyện kỹ năng kể chuyện
Khi trẻ được cha mẹ rèn luyện kỹ năng kể chuyện có thể giúp trẻ tăng cường các kỹ năng như suy đoán, thính giác, phân tích logic, phát triển khả năng ngôn ngữ nên sẽ có tác dụng rất tốt khi giao tiếp và diễn đạt với mọi người khi bước chân vào lớp 1.
Trẻ nên học đạp xe
Trẻ được rèn luyện kỹ năng đạp xe không chỉ tốt cho thể chất, chiều cao, sức khỏe của trẻ mà còn có tác dụng thúc đẩy phản ứng nhanh nhẹn, rèn luyện khả năng cân bằng, phối hợp hoạt động cơ thể. Hay như khi tập luyện xe còn có tác dụng luyện tập các chức năng tim phổi và sức bền của cơ...
Ngoài ra, khi đạp xe giúp con vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu, từ đó tăng cường sự tự tin, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình trẻ tương tác xã hội và giao tiếp với các bạn, các thầy cô ở trường học khác với môi trường khi con học ở các lớp mầm non.
Học thuộc bảng chữ cái
Học thuộc bảng chữ cái trước khi bước vào lớp 1 không chỉ giúp trẻ học nhanh hơn, đánh vần tốt hơn, nhận biết chữ tốt nhất, rèn luyện khả năng ghi nhớ chữ cái từ đó giúp thành tích học tập của con tốt hơn. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng hình thức học mà chơi, chơi mà học
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những câu đố giúp trẻ nhớ chữ cái, phát triển tư duy
+ Hướng dẫn cách đọc, viết chữ số lăm/năm, tư/bốn, mốt/một đúng
+ 10 trò chơi toán học cực giúp con tính nhẩm nhanh, rèn luyện trí nhớ
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?