Những điều cần biết về thảm hoạ bảo mật Cloudbleed vừa xảy ra
Thế giới internet mới đây lại vừa xảy ra một thảm hoạ bảo mật nghiêm trọng mang tên Cloudbleed. Cloudbleed là gì, nó ảnh hưởng tới bạn như thế nào, và bạn có thể làm gì để bảo vệ mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho những thắc mắc đó.
Cloudbleed là lỗi bảo mật nghiêm trọng mới nhất xảy ra với internet gây nguy cơ làm lộ thông tin cá nhân riêng tư của người dùng. Thông tin về lỗi này lộ ra vào cuối ngày 23/2 nhưng hiện vẫn còn rất nhiều tranh cãi về nó cũng như ảnh hưởng thực sự của nó với thông tin của người dùng. Dưới đây là những điều bạn cần biết về Cloudbleed cũng như cách phản ứng phù hợp với lỗi bảo mật này.
Cloudbleed là gì?
Cloudbleed là tên của một lỗi bảo mật lớn xuất phát từ công ty internet Cloudflare. Lỗi này làm lộ mật khẩu, các thông tin nhạy cảm khác của hàng ngàn website trong vòng 6 tháng qua. Tên này được đặt bởi chuyên gia bảo mật Tavis Ormandy đến từ đội Project Zero của Google. Chuyên gia này phát hiện ra lỗi và báo cáo nó cho Cloudflare. Cloudbleed được Ormandy đặt theo tên gọi của một lỗ hổng nghiêm trọng khác - lỗ hổng Heartbleed - từng gây xôn xao hồi năm 2014.
Cloudbleed có tồi tệ hơn Heartbleed?
Hiện tại, rất may câu trả lời vẫn đang là "không". Heartbleed ảnh hưởng tới nửa triệu website, còn lần này chỉ có 3.400 website được cho là bị ảnh hưởng bởi lỗi Cloudbleed.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại đó là 3.400 website này đã làm lộ thông tin cá nhân riêng tư của các khách hàng khác sử dụng dịch vụ của Cloudflare, bởi vậy, số website và người dùng thực sự bị ảnh hưởng có thể lớn hơn nhiều.
Cloudbleed vẫn còn đang nguy hiểm?
Không. Bạn có thể hiểu Cloudbleed giống như một người đã sống sót sau khi trải qua một cơn đau tim. Nạn nhân rất đau đớn, cần có các giải pháp để ngăn cơn đau quay lại, nhưng ít nhất thì nhất cơn đau đã qua đi. Cloudflare đã ngăn được lỗi trong vòng 44 phút kể từ khi nó được phát hiện, và tiến hành tìm hiểu, fix lỗi hoàn toàn trong 7 giờ đồng hồ.
Dù vậy, giới bảo mật tin rằng Cloudbleed đã ảnh hưởng tới các website từ tháng 9 năm ngoái, trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng nhất xảy ra trong thời gian từ 13 đến 18/2 năm nay. Với thời gian lâu như thế, một khi các bên liên quan nghiên cứu và dò xét lại, nhiều khả năng thông tin cá nhân khách hàng của họ đã bị rò rỉ, ảnh hưởng.
Cloudflare là ai?
Cloudflare là hãng cung cấp hạ tầng internet và bảo mật thiết yếu cho hàng triệu website. Trên website của mình, Cloudflare liệt kê Nadaq, Bain Capital, OKCupid, ZenDesk, Cisco, cùng nhiều công ty khác, trong danh sách khách hàng của hãng.
Ngay cả khi bạn chưa từng nghe đến cái tên Cloudflare, nhiều khả năng những website bạn truy cập sử dụng dịch vụ của công ty này để bảo mật hay để cung cấp thông tin.
Những website nào bị ảnh hưởng?
Hiện tại, chúng ta mới biết rằng 3 website bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Cloudbleed là Uber, FitBit và OKCupid. Tuy nhiên, ngoài ra còn có hàng ngàn website khác.
Phản ứng trước thông tin về vụ rò rỉ bảo mật, các công ty đã lên mạng Twitter thông báo đang tìm hiểu về Cloudbleed và trấn an khách hàng.
Bao nhiêu người gặp nguy hiểm do Cloudbleed?
Rất khó để xác định con số chính xác, tuy nhiên, có thể khẳng định số người bị ảnh hưởng là không cao. Như đã nói ở trên, thời điểm mà Cloudbleed gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là từ 13 đến 18/2. Ở một bài viết đăng trên website, Cloudflare chia sẻ rằng, trong thời gian này, " chỉ 1 trong mỗi 3.300.000 yêu cầu HTTP qua Cloudflare tiềm ẩn nguy cơ gây lỗi rò rỉ bộ nhớ".
Loại thông tin gì bị rò rỉ?
Khi bạn nhìn vào địa chỉ web của website mà bạn đang truy cập, thi thoảng bạn sẽ thấy chữ "http" ở đầu. Nhưng khi bạn truy cập vào một website kiểu như trang web của ngân hàng hay các trang đăng nhập tài khoản, bạn sẽ thấy chữ "https" ở đầu, và nó có nghĩa là trang web sử dụng chuẩn bảo mật an toàn.
Các dịch vụ như Cloudflare giúp chuyển thông tin được nhập trên các website "https" giữa người dùng với máy chủ một cách an toàn. Sự việc xảy ra ở đây là một số thông tin bảo mật đó được lưu ở nơi không thuộc về chúng. Tệ hơn nữa, một số thông tin bảo mật được lưu lại này có thể được tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hay Yahoo.
Thông tin bị rò rỉ có thể là tên sử dụng và mật khẩu, một bức ảnh hay video cũng như thông tin máy chủ và các giao thức bảo mật. Hiện tại ở thời điểm này chưa có dấu hiệu nào cho thấy, thông tin bị rò rỉ đã bị hacker truy cập và khai thác.
Bạn nên làm gì?
Xác thực 2 bước là cách có thể giúp bạn bảo vệ tài khoản an toàn.
Bạn cần biết rằng những gì mình làm lúc này không thể cứu vãn những gì đã xảy ra. Nếu thông tin của bạn đã bị rò rỉ và mất cắp, bạn sẽ phải chấp nhận thực tế đó. Hành động vào lúc này chỉ giúp bạn tránh được những thảm hoạ bảo mật có nguy cơ xảy đến trong tương lai mà thôi.
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là thay đổi mật khẩu tài khoản. Đó là cách để đảm bảo tài khoản của bạn không còn có nguy cơ bị thâm nhập thêm một lần nữa.
Tiếp theo, nếu một website hay dịch vụ mà bạn sử dụng có cung cấp bảo mật 2 bước, hãy sử dụng nó. Bảo mật 2 bước là cách bảo mật mà ngoài việc yêu cầu mật khẩu truyền thống, bạn còn phải nhập một đoạn mã được nhà cung cấp dịch vụ gửi về số điện thoại của mình, mới có thể đăng nhập được vào tài khoản.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Thông tin về Cloudbleed bị lộ ra và được đăng tải công khai hôm 23/2, và trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ có các thông tin mới về vụ việc. Liệu có dịch vụ nào khác ngoài Uber, Fitbit, và OK Cupid, bị ảnh hưởng hay không, chúng ta sẽ sớm có câu trả lời.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn GenK)
Các tin khác
-
TikTok ứng dụng có an toàn không?
Trong những năm gần đây, TikTok trở nên “hot” và được đông đảo người dùng sử dụng. Rất nhiều lùm xùm xaoy quay mạng xã hội này TikTok. -
Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy
Trí tuệ nhân tạo AI đã và đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới, hỗ trợ cuộc sống của con người và hứa hẹn tiềm năng không giới hạn trong tương lai. -
Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất
Làm thế nào để lại quyền truy cập thiết bị trong trường hợp bị báo lỗi không khả dụng trên iphone do vô tình chạm vào màn hình, quên mật khẩu hoặc trẻ em nghịch máy? -
Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến
Trong các buổi họp trực tuyến khá nhiều người cảm thấy chất lượng hình ảnh của mình không được tốt, hình ảnh hiển thị khá mờ. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến? -
Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã chứng minh việc truy xuất chính xác các tệp hình ảnh đơn lẻ được lưu trữ dưới dạng chuỗi DNA từ bộ 20 bức ảnh. -
Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6
Sau một thời gian cho phép người sử dụng lưu ảnh chất lượng cao miễn phí Google Photos sẽ thu phí từ ngày 1/6. -
Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau
Nhưng một số người dùng ứng dụng Bluezone cho biết khi đặt hai máy có cài đặt ứng dụng cạnh nhau nhưng chẳng thể “quét” ra người bên cạnh. Vậy nguyên nhân do đâu, cách xử trí như nào? -
Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone. Nhưng ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19. -
Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?
Khi sử dụng các sản phẩm điện thoại iPhone bạn muốn tải một ứng dụng trên App store như không thể cài đặt ứng dụng đó về máy. Vậy phải làm thế nào khắc phục lỗi này? -
Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2
Vào ngày 20/4, Microsoft chính thức triển khai công nghệ xét nghiệm trực tuyến có tên gọi là CoVIg-19 Plasma Bot.