Nhóm hacker APT30 Trung Quốc đã lén lút thâm nhập dữ liệu của Việt Nam
Hình thức tấn công tinh vi
Thông tin về nhóm tin tặc APT30 đã lần đầu tiên được hãng bảo mật FireEye công bố hồi tháng 4 vừa qua, và mới đây, FireEye đã tiếp tục tiết lộ thêm những thông tin chi tiết về nhóm hacker được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc này.
Theo báo cáo mới nhất của FireEye, hãng bảo mật này đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu hoạt động đầu tiên của APT30 từ năm 2004, khi phát hiện thấy một mạng lưới botnet (máy tính ma) được chiếm đoạt và điều khiển một cách tinh vi. Vì vậy, việc theo dấu vết để tìm ra nguồn gốc của chủ nhân thực sự đằng sau mạng máy tính ma này là điều không hề dễ dàng gì.
Nhóm hackerAPT30 của TQ đã xâm nhập vào dữ liệu của Việt Nam trong 10 năm qua.
Sau một thời gian theo dõi hoạt động của nhóm hacker này, các chuyên gia của FireEye phát hiện thấy APT30 bắt đầu mua những tên miền để phục vụ cho hoạt động tấn công mạng của mình từ ngày 14/3/2004, và sau đó một tháng, các trang web trên tên miền này bắt đầu hoạt động, với các loại mã độc được đính kèm trên tên miền.
Hiện các tên miền do APT30 quản lý (km-nyc.com và km153.com) đã bị các trình duyệt web và công cụ bảo mật nhận diện là có chứa mã độc và đã bị ngăn chặn truy cập.
Hành trình 10 năm hoạt động của APT30
Trong suốt 10 năm hoạt động, APT30 cũng đã xây dựng nhiều loại mã độc khác nhau như Backspace, Neteagle, Shipshape... với hình thức chung là nhúng các file thực thi chứa mã độc (file định dạng .exe hoặc .com) vào bên trong những file thông thường (file ảnh, file văn bản...) mà khi người dùng tải những file này về máy. Các file bị nhúng mã độc vẫn chỉ hiển thị dưới dạng các file thông thường (không phải là file thực thi phần mềm), tuy nhiên khi nạn nhân mở những file này, đồng nghĩa với việc họ sẽ kích hoạt file thực thi bị đính kèm trong đó và mã độc sẽ âm thầm xâm nhập vào máy tính của nạn nhân.
Hình thức phát tán được APT30 ưa thích đó là gửi các email có đính kèm file có chèn mã độc bên trong hoặc nhúng chúng lên các trang web. Dĩ nhiên, với các nạn nhân khi nhận những email này, họ sẽ chỉ nhìn thấy những file đính kèm dạng văn bản hoặc dạng hình ảnh, mà không hay biết đó thực chất là những file thực thi mã độc.
Mục tiêu chính của những loại mã độc này đó là đánh cắp một cách có hệ thống các “thông tin nhạy cảm” từ các chính phủ, các tập đoàn và các nhà báo có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, trong đó có cả Việt Nam.
Công bố của hãng bảo mật FireEye.
Đáng chú ý, sau khi dịch ngược mã nguồn các loại mã độc được APT30 sử dụng, các chuyên gia bảo mật nhận thấy những loại mã độc này được xây dựng một cách tinh vi và có tính năng kiểm tra cũng như nâng cấp phiên bản sau khi đã xâm nhập vào máy tính của người dùng.
Điều này cho thấy chúng được xây dựng nhằm mục đích hoạt động lâu dài trên máy tính của nạn nhân, để có thể kịp thời nâng cấp lên các phiên bản mới trước khi người dùng và các phần mềm bảo mật trên thiết bị kịp thời nhận ra và ngăn chặn.
Bình luận của Chính phủ Trung Quốc?
Từ những mẫu mã độc đã thu thập được, FireEye tiếp tục phân tích và tìm ra dấu vết nguồn gốc của loại mã độc này với ngôn ngữ của Trung Quốc.
Hãng bảo mật FireEye cũng nhận định với quy mô tấn công mạng lớn và có thời gian lâu dài như vậy cho thấy APT30 phải được sự bảo trợ của một chính phủ, kết hợp với việc nhiều máy chủ do APT30 quản lý được đặt tại Trung Quốc, cũng như dựa trên những mục tiêu mà nhóm hacker này nhắm đến khiến FireEye nhận định rằng APT30 là nhóm hacker có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Báo cáo của FireEye cho biết “Với quy mô và nỗ lực duy trì, phát triển kết hoạch tấn công mạng, kết hợp với các mục tiêu trong khu vực mà nhóm hacker này nhắm đến, chúng tôi tin rằng hoạt động của nhóm hacker này có sự bảo trợ của chính phủ Trung Quốc”.
Được biết trong 10 năm qua, nhóm hacker đã tấn công nhằm lấy cắp thông tin từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út và thậm chí là cả Mỹ.
Hiện chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về báo cáo vừa được công bố của FireEye, tuy nhiên từ trước đến nay chính phủ nước này vẫn luôn phủ nhận có liên quan đến các nhóm hacker và thậm chí còn khẳng định Trung Quốc là “nạn nhân số một” của những vụ tấn công mạng.
Hải Yến - Skcs.vn
Các tin khác
-
TikTok ứng dụng có an toàn không?
Trong những năm gần đây, TikTok trở nên “hot” và được đông đảo người dùng sử dụng. Rất nhiều lùm xùm xaoy quay mạng xã hội này TikTok. -
Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy
Trí tuệ nhân tạo AI đã và đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới, hỗ trợ cuộc sống của con người và hứa hẹn tiềm năng không giới hạn trong tương lai. -
Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất
Làm thế nào để lại quyền truy cập thiết bị trong trường hợp bị báo lỗi không khả dụng trên iphone do vô tình chạm vào màn hình, quên mật khẩu hoặc trẻ em nghịch máy? -
Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến
Trong các buổi họp trực tuyến khá nhiều người cảm thấy chất lượng hình ảnh của mình không được tốt, hình ảnh hiển thị khá mờ. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến? -
Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã chứng minh việc truy xuất chính xác các tệp hình ảnh đơn lẻ được lưu trữ dưới dạng chuỗi DNA từ bộ 20 bức ảnh. -
Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6
Sau một thời gian cho phép người sử dụng lưu ảnh chất lượng cao miễn phí Google Photos sẽ thu phí từ ngày 1/6. -
Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau
Nhưng một số người dùng ứng dụng Bluezone cho biết khi đặt hai máy có cài đặt ứng dụng cạnh nhau nhưng chẳng thể “quét” ra người bên cạnh. Vậy nguyên nhân do đâu, cách xử trí như nào? -
Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone. Nhưng ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19. -
Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?
Khi sử dụng các sản phẩm điện thoại iPhone bạn muốn tải một ứng dụng trên App store như không thể cài đặt ứng dụng đó về máy. Vậy phải làm thế nào khắc phục lỗi này? -
Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2
Vào ngày 20/4, Microsoft chính thức triển khai công nghệ xét nghiệm trực tuyến có tên gọi là CoVIg-19 Plasma Bot.