Người mắc bệnh tim có nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19?
Dợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư này tại nước ta, số ca nhiễm đã tăng mạnh. Công thức chống dịch hiện nay của Bộ Y tế là Vaccine + 5K hoàn toàn đúng đắn. Vaccine đang là cách hiệu quả nhất giúp loài người vượt qua đại dịch.
Chúng ta cũng đang tiến hành một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay trên toàn bộ đất nước. Khi thực hiện điều này, chúng ta sẽ tiêm cho rất nhiều bệnh nhân có bệnh lý nền bao gồm cả những bệnh nhân tim mạch.
Những ngày này, tôi cũng nhận được hàng chục cuộc điện thoại của các bệnh nhân hỏi mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19 không.
Tiêm ngừa vắc xin COVID-19 được ưu tiên cao cho bệnh nhân tim mạch
Tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19 đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tim và đột quỵ vì những người mắc các bệnh như vậy có nhiều khả năng gặp các biến chứng nặng của bệnh hơn.
Khoảng một nửa người trưởng thành của Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi, có rất ít báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra.
Tiến sĩ Mitchell Elkind, giáo sư thần kinh học và dịch tễ học tại Bệnh viện New York-Presbyterian cho biết: Những người có tất cả các loại yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh tật nên chủng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi COVID-19. Theo ông, những người bị bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc có di chứng hay các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ sẽ có nguy cơ nhiễm vi rút cao hơn nhiều so với những người đã được tiêm vắc xin. Đó là lý do tại sao AHA khuyến khích những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh tim hoặc tiền sử đau tim, đột quỵ nên tiêm vắc xin "càng sớm càng tốt"
Một số tác dụng phụ sau tiêm như: đau cánh tay, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, cơ bắp kèm theo đau có thể là sốt. Những phản ứng như vậy là dấu hiệu cơ thể đang tăng cường phản ứng miễn dịch. Đó là những gì cơ thể chúng ta tạo ra các kháng thể giúp không bị bệnh nếu chúng ta gặp lại virus.
Các loại vắc-xin hiện đang được chấp thuận sử dụng ở Mỹ không có vi-rút sống, do đó, điều này làm giảm lo ngại cho bệnh nhân bệnh tim hoặc những người khác có hệ miễn dịch suy yếu.
Vắc-xin cũng có thể được sử dụng một cách an toàn cho những người đang dùng thuốc chống đông máu. Nên dùng kim nhỏ để tránh bị bầm tím, những người dùng thuốc làm loãng máu nên ấn mạnh vào chỗ tiêm trong khoảng một phút, giống như sau khi lấy máu.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, vắc-xin COVID-19 có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đó là lý do tại sao mọi người nên được theo dõi sau khi tiêm. Và khi vắc-xin được sử dụng cho hàng triệu người, các vấn đề hiếm gặp khác có thể được báo cáo. Nhiều nghiên cứu đang tìm hiểu thêm về khả năng dung nạp và các phản ứng tiềm ẩn khi được tiêm vắc-xin.
Một số câu hỏi về vắc xin với bệnh tim mạch vẫn chưa được trả lời
Ví dụ, các thử nghiệm ở trẻ em đang diễn ra, đó là lý do tại sao vắc-xin chưa được phê duyệt cho trẻ em. Và dữ liệu vẫn còn chưa rõ ràng trên người lớn mắc bệnh tim bẩm sinh.
Có rất nhiều thông tin sai lệch về vắc-xin, điều này khiến mọi người cần phải tìm kiếm các nguồn đáng tin cậy để cung cấp thông tin. Cơ quan tốt nhất sẽ là bệnh viện chuyên khoa tim mạch, bác sĩ tim mạch, chuyên gia y tế khác.
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật cũng thường xuyên cập nhật thông tin của mình trên vắc-xin.
Vắc-xin COVID-19 đã xảy ra trong vòng một năm kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhưng nghiên cứu về công nghệ cơ bản đã được tiến hành trong hơn một thập kỷ. Vì vậy, việc một loại vắc-xin được sản xuất với tốc độ nhanh như vậy là một điều đáng mừng.
Và một lần nữa, nhiều người đã được chủng ngừa, không có bằng chứng về bất kỳ tác dụng phụ bất ngờ đáng kể nào cho đến nay. Theo Ts. Bs Phạm Như Hùng, chuyên gia đầu ngành Tim mạch giải thích cho việc nhiều bệnh lý nền không có chỉ định tiêm vaccine COVID-19, với các bệnh nhân tim mạch thì ra sao? Câu trả lời các câu hỏi thường gặp của bệnh nhân tim mạch khi dự định đi tiêm vaccine COVID- 19.
Người mắc bệnh tim mạch nên tiêm sớm vaccine ngừa COVID-19
Người có bệnh lý tim mạch nên được tiêm sớm vaccine phòng COVID- 19. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những bệnh nhân tim mạch tăng nguy cơ cao hơn các biến chứng của COVID-19 đặc biệt những bệnh nhân này lượng virus vào phổi và tim nhiều hơn so với bệnh nhân không có bệnh tim mạch.
Những bệnh nhân có bệnh tim mạch thường bị nặng hơn và khả năng tử vong cao hơn do virus SARS-CoV-2 tác động mạnh lên tim qua nhiều cơ chế, trong đó nặng nhất là viêm nhiễm tác động lên tim. Cách duy nhất để ngăn ngừa điều này là tiêm vaccine phòng COVID- 19.
Vaccine không phải là ngăn ngừa bệnh nhân tim mạch không mắc COVID- 19, nhưng nó làm giảm đi các biến chứng nặng cho bệnh nhân tim mạch, làm cho bệnh nhân tim mạch ít bị tử vong hơn và nhập viện cũng giảm hơn hẳn so với không tiêm vaccine.
Những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch như những bệnh nhân rung nhĩ, đau ngực, bệnh cơ tim giãn, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, suy tim, huyết khối mạch phổi, bệnh mạch ngoại vi, bệnh lý van tim, tai biến mạch não đều nên được tiêm dự phòng vaccine COVID- 19.
Với những bệnh nhân không có bệnh tim mạch, tỷ lệ lợi ích và nguy cơ khi tiêm vaccine dao động từ 2.200 trên 1 lên đến 220.000 trên 1 tùy theo nhóm tuổi. Với những bệnh nhân tim mạch tỷ lệ lợi ích và nguy cơ còn cao hơn nhiều.
Như vậy, bệnh nhân tim mạch nên là những người trong nhóm ưu tiên được tiêm vaccine COVID- 19.
Bệnh nhân tim mạch có dễ gặp tác dụng phụ của vaccine COVID-19?
Bệnh nhân tim mạch không phải là những người có nguy cơ cao dễ bị tác dụng phụ của vaccine COVID- 19. Hiện nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy bệnh tim mạch là chống chỉ định với tiêm vaccine COVID-19.
Vì vậy với tất cả bệnh nhân có bệnh tim mạch chỉ nên lưu ý với các trung tâm tiêm chủng là mình có bị dị ứng nặng hay không, với những trường hợp dễ bị dị ứng thì không nên tiêm vaccine.
Những bệnh nhân có những phản ứng không liên quan đến vaccine như dị ứng hải sản, thời tiết hoặc thuốc uống vẫn có thể tiêm được vaccine nhưng nên được theo dõi ở bệnh viện 30 phút sau khi tiêm. Khi bạn đang sốt hoặc mệt mỏi nhiều thì không nên tiêm vaccine ở thời điểm này.
Liều thứ 2 của vaccine, những bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng có thể sẽ có cảm giác khó thở khi gắng sức và có thể thấy sốt nhẹ như cúm. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường chỉ kéo dài 1-2 ngày và đáp ứng tốt khi dùng paracetamol và uống nhiều nước.
Tại Mỹ và Châu âu, các bệnh nhân tim mạch vẫn có thể tiêm vaccine COVID- 19 tại các trung tâm tiêm chủng cộng đồng mà không phải đến bệnh viện.
Tác dụng phụ khi tiêm vaccine COVID-19 trên bệnh nhân tim mạch là gì?
Các tác dụng phụ khi tiêm vaccine COVID-19 ở bệnh nhân tim mạch giống như người bình thường. Các báo cáo tại Mỹ cho thấy tác dụng phụ của vaccine bao gồm mệt mỏi tạm thời, đau đầu, đau cơ, sốt, nôn, cảm giác ớn lạnh, những điều này giống hệt như các người bình thường không có bệnh lý tim mạch.
Khi tiêm vaccine COVID- 19, bệnh nhân tim mạch cũng có thể có phản ứng sốc phản vệ khi tiêm nhưng tỷ lệ của sốc này rất hiếm. Nó thường xuất hiện nhanh trong vòng 15 phút sau khi tiêm. Nguy cơ sốc phản vệ là rất thấp, chỉ khoảng 1 trên 2 triệu người được tiêm vaccine.
Trong khi đó lợi ích của tiêm vaccine lớn hơn hẳn nguy cơ phản ứng nghiêm trọng của vaccine nên chúng ta không nên lo lắng về những tác dụng phụ của vaccine. Với bệnh nhân tim mạch lợi ích sau khi tiêm vaccine còn lớn hơn so với người bình thường.
Với bệnh nhân tim mạch, lợi ích sau khi tiêm vaccine còn lớn hơn so với người bình thường.
Có tương tác giữa vaccine COVID-19 với các thuốc tim mạch đang dùng?
Không có bất cứ báo cáo nào giữa vaccine và các thuốc tim mạch. Chúng ta không nên dừng bất cứ các thuốc tim mạch nào trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19.
Nhiều bệnh nhân tim mạch dùng các thuốc chống đông như warfarin (còn gọi là các thuốc kháng vitamin K), các thuốc chống đông đường uống trực tiếp (NOAC) như dabigatran, rivaroxaban hoặc các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu khi có bệnh lý mạch vành như aspirin, clopidogrel, ticargrelor, prasugrel đều có nguy cơ chảy máu khi tiêm thuốc.
Tiêm vaccine cho COVID- 19 thường tiêm ở dưới cơ. Tuy nhiên, tiêm vaccine thường dùng một kim rất nhỏ để tiêm thuốc nên nguy cơ chảy máu là rất thấp. Một số bệnh nhân có thể có máu tụ ở chỗ tiêm khi dùng các thuốc chống đông.
Máu tụ này thường nhỏ và không quá lo lắng nên chúng ta có thể không cần ngừng các thuốc chống đông. Với thuốc chống đông loại warfarin, nếu INR không quá cao chúng ta vẫn có thể tiêm an toàn.
Loại vắc xin ngừa Covid-19 nào thích hợp cho bệnh nhân tim mạch?
Đa phần các bệnh nhân tim mạch là lớn tuổi. Các dữ liệu lâm sàng cho thấy tất cả các vaccine đều có lợi khi tiêm cho người lớn tuổi.
Dù khả năng bảo vệ với virus là khác nhau tùy thuộc vào loại vaccine nhưng với những người đã tiêm vaccine thì khi mắc COVID- 19 đều nhẹ hơn hẳn. Do vậy chúng ta không nên quá quan tâm đến loại vaccine mà chúng ta tiêm.
Trẻ dưới 18 mắc bệnh tim mạch có nên tiêm vaccine COVID-19?
Chúng ta hiện nay vẫn còn rất ít các dự liệu về độ an toàn của tiêm vaccine cho trẻ dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, các dữ liệu lâm sàng về COVID- 19 cho thấy trẻ dưới 18 tuổi rất ít có nguy cơ bệnh trở nặng hoặc tử vong là rất nhỏ ở nhóm bệnh này. Vì vậy, hầu hết trẻ em đến nay vẫn chưa được cân nhắc nên tiêm vaccine.
Thậm chí một số dữ liệu lâm sàng về tiêm vaccine của hãng Astra Zeneca cho thấy lợi ích thấp hơn hẳn nguy cơ ở người trẻ nên loại vaccine này đã không được chỉ định tiêm cho người trẻ ở một số nước.
Nhưng, với những đứa trẻ bị bệnh tim nặng, các nguy cơ có thể nặng hơn khi mắc COVID-19 thì chúng ta nên khuyến khích trẻ duy trì các thói quen an toàn như tuân theo khẩu hiệu 5 K để làm giảm nguy cơ mắc COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 bảo vệ chúng ta trong bao lâu?
Chúng ta chưa có câu trả lời là tiêm vaccine sẽ bảo vệ cho chúng ta bao lâu. Tuy nhiên, virus gây bệnh COVID-19 là loại biến thể và thường chậm hơn là cúm. Trong khi đó chúng ta thường tiêm phòng cúm hàng năm nên ta có thể hy vọng vaccine này bảo vệ chúng ta hơn một năm.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đã thấy rất nhiều các biến thể của virus này nên không có gì ngạc nhiên khi một vài năm nữa chúng ta sẽ cần thay đổi các loại vaccine đang hiện hành để có thể có hiệu quả hơn chống lại các biến chủng mới.
Tóm lại khi bạn có bệnh tim hãy tiêm vaccine ngay khi có thể. Với những bệnh nhân tim mạch, những dữ liệu lâm sàng đều cho thấy rằng đó là nhóm bệnh nên được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19.
Theo Yhocvn.net
Các tin khác
-
Viêm gan gây nguy hiểm cho sức khỏe như nào?
Bệnh viêm gan nếu không điều trị đúng cách, áp dụng chế độ ăn lành mạnh sẽ gây nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. -
Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan trong ngày Tết
Phòng ngừa bệnh viêm gan tiến triển trong những ngày lễ Tết người mắc bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học như sau. -
Các bài tập tốt cho người viêm gan, cải thiện chức năng gan
Tăng cường sức khỏe gan, giúp gan khỏe mạnh, có lợi cho sức khỏe tổng thể người bị viêm gan hãy tích cực tập luyện các bài tập thể thao dưới đây. -
Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn của người bị viêm gan
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bảo vệ gan, ngăn ngừa tổn thương gan do viêm gan, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. -
Những loại trà tốt cho người bị viêm gan
Người bị viêm gan nên uống các loại trà thảo mộc dưới đây sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi gan, tăng cường chức năng gan, giảm những biến chứng trên mô gan. -
Viêm gan nên tránh uống loại đồ uống nào?
Người bị viêm gan nên tránh uống các loại đồ uống dưới đây để bảo vệ gan, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới gan, tăng cường sức khỏe. -
Đồ uống có lợi cho người bị viêm gan
Để tăng cường sức khỏe gan, bảo vệ gan những người bị viêm gan hãy uống những loại đồ uống bổ dưới dưới đây. -
Những thực phẩm người bị viêm gan nên tránh ăn
Người bị viêm gan nên tránh xa những thực phẩm dưới đây để bảo vệ gan, ngăn ngừa những tổn thương do viêm gan gây nên. -
Chế độ ăn tốt cho người bệnh viêm gan giúp ngừa tổn thương gan
Khi bị viêm gan ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ người mắc cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng giúp bảo vệ gan, ngăn ngừa tổn thương gan do viêm gan. -
Bí quyết duy trì chỉ số men gan bình thường
Để duy trì chỉ số men gan bình thường ở những người bị men gan thấp hãy áp dụng các biện pháp dưới đây.