Ngắm nhìn chùa Ba Vàng xưa và nay
Chùa Ba Vàng cũ
Điện chính
Miếu cô cậu
Giếng thần chùa Ba Vàng cũ
Tọa lạc trên núi Thành Đẳng hai bên Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, chùa còn là sự nối dài của dãy Linh Sơn Yên Tử, gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn Tuệ Bích Phổ Giác Thiền Sư (1658-1757). Tuy nhiên chùa xưa chỉ còn là phế tích. Để phát huy giá trị của địa linh Phật giáo này, chùa Ba Vàng đã được liên tiếp đầu tư tôn tạo. Vào năm 1988 Chùa được trùng tu lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì được xây dựng lại bằng xi măng với diện tích 55m2. Chùa có bố cục chữ Đinh, gồm ba gian tiền đường và một gian thượng điện, ngoài ra còn có Nhà thờ Mẫu, Miếu Sơn Thần, đặc biệt là giếng nước cổ có từ lâu đời.
Những dấu tích kiến trúc gạch ngói vùi lấp bên dưới nền chùa hiện nay lộ ra cho thấy chùa đã được xây dựng ít nhất vào thế kỷ 17-18, quy mô khá rộng. Do thời gian, mưa nắng và biến động của lịch sử mà chùa dần dần bị đổ nát dẫn tới hoang phế. Cảm hoài về ngôi chùa, cách đây gần chục năm, một số Phật tử trong vùng và khách thập phương đã cùng nhau công đức, dựng nên ngôi chùa như bây giờ.
Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m, 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. Tuy nhiên, qua cách trình bày, có thể thấy đây là bia ghi tên tuổi của một nhà sư từng trụ trì nơi đây và xá lị của ông đã được đặt trong một tháp mộ nào đó của chùa. Riêng cây hương bằng đá, phần lớn chữ ở mặt bia đã bị phai mờ, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia ghi các chữ: Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ. Nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng Sơn.
Theo phỏng đoán của các nhà chuyên môn, cây hương đá này là vật chứng ghi lại công đức của một cá nhân hay một tập thể (làng, xã) nào đó trước đây. Ngoài ra, trong số những di vật còn sót lại có thể kể thêm 32 tảng kê chân cột bằng đá xanh, hình vuông, phần tiếp xúc chân cột hình tròn, đường kính khoảng hơn 0,3 m và một số di vật khác. Tuy nhiên, nếu có một cuộc điều tra khai quật khảo cổ, biết đâu dưới chân chùa cổ chẳng có thêm những hiện vật giá trị nữa đang bị vùi lấp.
Chùa Ba Vàng hôm nay đã toạ lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng khoảng trên 1.000 m2, cách khu du lịch sinh thái Lựng Xanh khoảng 1 km. Chính nguồn nước từ núi Ba Vàng chảy ra đã tạo nên Lựng Xanh - một điểm du lịch hấp dẫn của Uông Bí cùng với các danh thắng Yên Tử, Hang Son. Chánh điện mới gồm 2 gian: Tiền đường và Hậu cung. Ngoài ra còn một số công trình phụ.
Thời gian qua, mặc dù ngôi chùa mới được khôi phục lại nhưng khá nhiều Phật tử và du khách lên Yên Tử là ghé xuống chùa Ba Vàng. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngay trước Tết, một con đường rộng trên dưới chục mét đã được mở, nối chùa Ba Vàng với Lựng Xanh và khu dân cư phường Thanh Sơn. Có đứng ở chùa mới thấy hết địa thế đắc đạo mà người xưa lựa chọn để xây ngôi chùa này. Từ vị trí hậu cung của chùa, chiếu ra phía sau là đỉnh cao nhất của núi Ba Vàng, hai bên tả hữu là hai dãy núi tựa thế tay ngai; phía trước là những ngọn đồi thấp lúp xúp, giống như bức bình phong, Và xa xa là dòng sông Bạch Đằng hồng đục màu phù sa. Toàn cảnh lọt trong tầm mắt, ta thấy không gian cảnh trí nơi đây giống như một bức tranh thuỷ mặc được vẽ một cách hoàn hảo
Chúng ta hãy cùng ngắm cảnh của ngôi chùa Ba Vàng mới
Cổng vào chùa
Chuẩn bị bước vào sân của Đại Hùng Điện Tam Bảo
Quang cảnh bên trong chùa
Đường lên chùa Ba Vàng
Cảnh chùa Ba Vàng từ xa
Từ trên cao nhìn xuống toàn cảnh chùa Ba Vàng
Skcs.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.