Mong đợi gì từ Google trong năm 2015?
Ta có thể dễ dàng nhận thấy ông lớn Google đang trong quá trình chuyển giao sau khi đã thành công trong mảng tìm kiếm. Trong năm 2014, công cụ tìm kiếm của hãng tiếp tục thống trị thế giới, kiểm soát tới 67% thị trường tìm kiếm desktop tại Mỹ và mang về 50 tỷ USD doanh thu mỗi năm tính trên toàn thế giới.
Ngay cả như vậy, tổng giám đốc Larry Page vẫn không ngần ngại tuyên bố Google cần phải mở rộng tầm nhìn hơn nữa khi được hỏi về những nguồn thu hãng kiếm về trong tương lai. Khi Google được thành lập vào năm 1998, sứ mệnh của công ty là "sắp xếp lại thông tin của thế giới". Còn ngày nay, chỉ tìm kiếm thôi thì không đủ.
Google sẽ lấn sân sang các thị trường khác trong năm 2015
“Tôi nghĩ nhiệm vụ như vậy là quá hạn hẹp, chúng tôi phải nghĩ đến việc mở rộng ra thêm một chút”, ông cho biết.
Vậy nên sẽ chẳng có gì bất ngờ khi hầu hết những nước cờ lớn của Google trong năm 2015 đều không mấy liên quan đến tìm kiếm. Thay vào đó, chúng sẽ tập trung vào các lĩnh vực mới nổi và đang hứa hẹn nhiều tiềm năng như YouTube, phòng thí nghiệm bí mật Google X hay hệ điều hành Android.
Dưới đây là những nước cờ lớn của Google trong năm 2015 nhằm phục vụ cho mục đích bành trướng của họ.
1. Phát hành rộng rãi Google Glass
Bạn còn nhớ Google Glass chứ? Mẫu kính thông minh này từng thu hút được vô số sự chú ý từ giới truyền thông và tín đồ công nghệ sau khi được bán với số lượng hạn chế trong năm 2013 nhưng gần như mất hút trong năm 2014. Google cho biết họ kỳ vọng có thể tung ra phiên bản phổ thông của Google Glass trong năm nay.
Vốn dĩ thiết bị này được nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin dự kiến sẽ ra mắt ngay trong năm 2014 nhưng sau đó đã phải hoãn lại bởi những lo ngại về tính riêng tư và bản quyền. Google Glass được tích hợp camera và thiết bị ghi âm, do đó chúng đã nhanh chóng bị cấm sử dụng tại các rạp chiếu phim bởi Hiệp hội điện ảnh Mỹ, cũng như tại một số quán bar. Tuy vậy phần đông người tiêu dùng vẫn rất hào hứng với sản phẩm này.
Google Glass có tương lai rất hứa hẹn
Hiện ta không thể chắc chắn được Google Glass sẽ được trang bị thêm tính năng gì sau khi được Google hoàn thiện từ phiên bản thử nghiệm năm 2013. Một số nhà phân tích, ví dụ như ông Paul Saffo, giáo sư tại Stanford cho biết ông đã quan sát nền công nghiệp này hàng thập kỷ nay và dự đoán rằng giá Glass sẽ hạ xuống mức chấp nhận được chứ không đắt như phiên bản thử nghiệm (được bán ở mức 1.500 đôla). Một số nhà phân tích khác cho rằng phải đến thế hệ thứ 2, 3 hoặc thậm chí là 4 sản phẩm này mới có thể được hoàn thiện.
2. Đẩy mạnh quảng cáo trên YouTube
Google đã có những sự đầu tư mạnh tay cho YouTube – nền tảng video trực tuyến chính của hãng, trong thời gian gần đây. Hãng đã tìm mọi cách để giữ chân những tài năng sáng tạo hàng đầu của dịch vụ video trực tuyến này, nhất là trong bối cảnh các đối thủ như Facebook hay những doanh nghiệp mới như Victorious luôn nhăm nhe soán ngôi Youtube.
Sự đầu tư này có lý do của nó. YouTube đang thu hút hơn 1 tỷ người truy cập mỗi tháng. Hãng eMarketer dự đoán chỉ riêng doanh thu từ quảng cáo video trên YouTube tại Mỹ trong năm 2014 sẽ mang về cho Google 1.13 tỷ đôla.
Tuy vậy Google vẫn muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa từ con gà đẻ trứng vàng của mình. Trong thế giới quảng cáo, truyền hình vốn là nơi mà các thương hiệu và công ty PR chi nhiều tiền nhất, nhưng sắp tới đây các nhà phân tích cho rằng điều đó sẽ trở thành quá khứ. Theo một nghiên cứu công bố vào tháng 11 vừa rồi bởi Forrester, ngân sách chi cho quảng cáo trên internet sẽ vượt qua quảng cáo truyền hình vào năm 2016.
YouTube mang lại nguồn lợi khổng lồ cho Google
Các đại gia công nghệ đều đã tăng mức đầu tư cho quảng cáo video trực tuyến trong vài năm trở lại đây. Tháng 11 vừa qua, Yahoo mua lại hãng công nghệ quảng cáo Brightroll với giá 640 triệu USD - thương vụ thâu tóm có quy mô lớn thứ hai mà CEO Marissa Mayer từng tiến hành sau khi tiếp quản Yahoo vào năm 2012. AOL mua lại Adap.tv, cũng là một hãng công nghệ quảng cáo vào năm 2013.
Những hành động của Google thậm chí còn quyết liệt hơn nhiều. Tháng 2/2014, hãng này ký kết thỏa thuận với Magna Global, một trong những khách hàng quảng cáo lớn nhất thế giới với ngân sách lên tới 37 tỷ USD mỗi năm. Theo thỏa thuận này, Magna Global sẽ dành 100 triệu USD để tiếp thị trên các website của Google, trong đó có YouTube.
Cũng trong tháng 2, Google đã bổ nhiệm bà Susan Wojcicki, một trong những quan chức kỳ cựu nhất của mình phụ trách YouTube. Bà Susan từng có nhiều năm điều hành mảng quảng cáo của Google, do đó, nước cờ nhân sự này hiển nhiên muốn nhắm đến thị trường quảng cáo trên YouTube.
3. Gia tăng sự phổ biến của Android
Có lẽ không một bộ phận nào của Google bận rộn bằng bộ phận phụ trách Android trong năm 2014. Nền tảng di động này hiện kiểm soát tới 80% thị trường smartphone toàn cầu và Google đã liên tục có những biện pháp mạnh tay để mở rộng tầm ảnh hưởng của Android hơn nữa.
Hồi tháng 9, hãng công bố Android One, một sáng kiến nhằm đưa smartphone Android chất lượng cao với giá thành chấp nhận được tới với các thị trường mới nổi. Chính dự án này đã giúp các nhà phát triển điện thoại khác hiểu được rằng nên tích hợp những công nghệ gì vào sản phẩm của mình. Android One đã được phát hành thử nghiệm ở Ấn Độ và rồi sau đó lấn sân sang Bangladesh, Nepal và Sri Lanka trong tháng 12/2014. Hãng cũng dự định đưa sáng kiến trên đến Philippines và Indonesia vào cùng thời điểm đó nhưng lại hoãn cho đến năm nay.
Tham vọng của Google được thể hiện rất rõ qua Android One
Trong tháng 11 Google cũng tung ra Android Lollipop, sản phẩm mà trưởng bộ phận Android, ông Sundar Pichai gọi là "phiên bản Android lớn nhất, tham vọng nhất" trong lịch sử Google. Lollipop mang đến một giao diện người dùng và thiết kế hoàn toàn mới cho người dùng.
4. Đầu tư mạnh cho thiết bị đeo thông minh (Wearable device)
Google cũng đánh một canh bạc rất lớn khi bỏ ra rất nhiều thời gian và của cải cho hạng mục thiết bị mới toanh này. Ngoài Google Glass, hãng còn đang tập trung nguồn lực cho Android Wear, phiên bản tinh giản dành riêng cho các thiết bị đeo thông minh như đồng hồ thông minh…
Canh bạc này, nếu thành công, sẽ mang đến cho Google những nguồn thu vô cùng hậu hĩnh. Theo công ty nghiên cứu IDC, đến năm 2018, doanh số xuất xưởng của wearable được dự đoán sẽ vượt mốc 100 triệu chiếc, tăng gấp 6 lần so với năm 2013. Tất nhiên thị trường này sẽ nóng lên rất nhanh khi Apple tung ra Apple Watch vào đầu năm 2015.
Google đã đầu tư rất mạnh tay vào thị trường wearable device
Tuy vậy, Android Wear lại có lợi thế về giá. Đối với chất lượng, Google khẳng định hãng sẽ dốc toàn lực để hoàn thiện Android Wear trong một thời gian ngắn nhất để đối phó với Apple.
Quang Phong - Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
TikTok ứng dụng có an toàn không?
Trong những năm gần đây, TikTok trở nên “hot” và được đông đảo người dùng sử dụng. Rất nhiều lùm xùm xaoy quay mạng xã hội này TikTok. -
Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy
Trí tuệ nhân tạo AI đã và đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới, hỗ trợ cuộc sống của con người và hứa hẹn tiềm năng không giới hạn trong tương lai. -
Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất
Làm thế nào để lại quyền truy cập thiết bị trong trường hợp bị báo lỗi không khả dụng trên iphone do vô tình chạm vào màn hình, quên mật khẩu hoặc trẻ em nghịch máy? -
Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến
Trong các buổi họp trực tuyến khá nhiều người cảm thấy chất lượng hình ảnh của mình không được tốt, hình ảnh hiển thị khá mờ. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến? -
Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã chứng minh việc truy xuất chính xác các tệp hình ảnh đơn lẻ được lưu trữ dưới dạng chuỗi DNA từ bộ 20 bức ảnh. -
Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6
Sau một thời gian cho phép người sử dụng lưu ảnh chất lượng cao miễn phí Google Photos sẽ thu phí từ ngày 1/6. -
Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau
Nhưng một số người dùng ứng dụng Bluezone cho biết khi đặt hai máy có cài đặt ứng dụng cạnh nhau nhưng chẳng thể “quét” ra người bên cạnh. Vậy nguyên nhân do đâu, cách xử trí như nào? -
Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone. Nhưng ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19. -
Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?
Khi sử dụng các sản phẩm điện thoại iPhone bạn muốn tải một ứng dụng trên App store như không thể cài đặt ứng dụng đó về máy. Vậy phải làm thế nào khắc phục lỗi này? -
Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2
Vào ngày 20/4, Microsoft chính thức triển khai công nghệ xét nghiệm trực tuyến có tên gọi là CoVIg-19 Plasma Bot.