Mở khóa điện thoại bằng phương pháp độc đáo môi, tai và nhịp tim
Hiện tại, cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt kiểu Face ID là hai trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc thịnh hành nhất. Tuy nhiên cảm biến vân tay và nhận dạng khuôn mặt không phải những phương pháp duy nhất.
Không chỉ an toàn, bảo mật sinh trắc còn giúp người dùng không bao giờ quên mật khẩu bởi mật khẩu chính là những đặc điểm trên cơ thể họ.
Dùng môi để mở khóa
Các kỹ sư tại Đại học Baptist Hong Kong đã phát triển mô hình có thể phân tích môi người, bao gồm hình dạng, kết cấu và chuyển động của môi.
Đại học Florida State tại Tallahassee cũng theo đuổi mục đích tương tự nhưng sử dụng phương pháp sóng âm.
Với tên gọi VoiceGesture, hệ thống của Florida State có thể biến smartphone thành thiết bị radar Doppler, dùng loa để truyền đi âm thanh cao tần rồi thu lại tín hiệu phản hồi qua mic khi người dùng nói ra mật khẩu đăng nhập.
Cả hai phương pháp này đều đạt mức độ bảo mật vượt trội trong số các phương pháp bảo mật sinh trắc bằng giọng nói.
Sinh trắc độ rung của da
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã nghĩ ra giải pháp tăng cường bảo mật sinh trắc giọng nói khá độc đáo.
Họ đã phát triển một thiết bị đeo dưới dạng vòng đeo cổ, tai nghe hoặc kính đeo, sử dụng cảm biến gia tốc để đo độ rung rất nhỏ trên da mặt, cổ và vùng ngực khi nói.
Dù việc tích hợp công nghệ này vào thiết bị người dùng cần nhiều thời gian nhưng nó sẽ đưa bảo mật sinh trắc giọng nói lên cấp độ mới.
Sinh trắc nhịp tim
Hệ thống sinh trắc nhịp tim của các nhà nghiên cứu Đại học State University of New York sử dụng radar Doppler để tìm kiếm và tiếp nhận thông tin riêng biệt về nhịp tim của từng người dùng.
Cơ chế này sẽ liên tục theo dõi nhịp tim người dùng nhằm đảm bảo chính xác người dùng đó đang sử dụng hệ thống.
Điều đó có nghĩa thay vì chỉ đòi hỏi người dùng nhập mật khẩu lần đầu tiên, hệ thống sẽ theo dõi nhịp tim liên tục. Nếu nhịp tim thay đổi đồng nghĩa với người dùng khác đang sử dụng hệ thống, cơ chế bảo vệ sẽ tự động khóa lại.
Bảo mật bằng mùi… người
Công trình nghiên cứu của Đại học Bách khoa Madrid dựa trên nguyên tắc mỗi người dùng có mùi khác nhau, và đặc điểm nhận dạng đó có thể đạt độ chính xác trên 85%.
Tuy nhiên, tỷ lệ sai sót tới 15% vẫn quá cao và trong một số trường hợp nhất định là không thể chấp nhận được. Công nghệ Face ID của Apple hiện chỉ có tỉ lệ sai sót 1/1 triệu.
Đại học Bách khoa Madrid cho biết họ cần thêm thời gian để nâng cao độ chính xác của công nghệ này.
Sinh trắc bằng... mông
Các kỹ sư của Viện Công nghệ Công nghiệp Cao cấp tại Tokyo đã nghĩ ra cách thức chống trộm xe hơi độc đáo.
Hệ thống sinh trắc này sử dụng nhiều cảm biến 360 gắn vào ghế lái xe hơi giúp phân tích hình dáng, kích cỡ, các điểm phân bổ lực của mông tài xế. Và như vậy, chỉ người có đặc điểm mông được nhận dạng đúng mới khởi động được xe.
Cấp độ mới của bảo mật vân tay
Vấn đề thường thấy với cảm biến vân tay là người dùng phải tiếp xúc với diện tích rất nhỏ ở mặt trước hoặc mặt sau thiết bị di động.
Tuy nhiên, hệ thống sinh trắc VibWrite của Đại học Rutgers và Đại học Alabama lại hoạt động dựa trên độ rung của ngón tay thay vì vân tay.
Do không sử dụng thiết bị cảm biến vân tay, hệ thống này có chi phí rẻ hơn và có thể triển khai trên bất cứ bề mặt nào, từ mở cửa xe hơi tới mở máy tính để bàn. Độ chính xác khá cao – trên 95%.
Bảo mật bằng tai
Hơn một lần ý tưởng dùng tai người để bảo mật sinh trắc được nêu tên. Mỗi người lại có hình dạng tai khác nhau và đặc điểm này có thể giúp tạo nên hệ thống bảo mật thông minh giống như vân tay.
Tuy nhiên, sẽ không mấy dễ chịu cho người dùng mỗi lần mở khóa smartphone lại phải áp máy vào tai.
Theo news.zing.vn
Các tin khác
-
TikTok ứng dụng có an toàn không?
Trong những năm gần đây, TikTok trở nên “hot” và được đông đảo người dùng sử dụng. Rất nhiều lùm xùm xaoy quay mạng xã hội này TikTok. -
Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy
Trí tuệ nhân tạo AI đã và đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới, hỗ trợ cuộc sống của con người và hứa hẹn tiềm năng không giới hạn trong tương lai. -
Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất
Làm thế nào để lại quyền truy cập thiết bị trong trường hợp bị báo lỗi không khả dụng trên iphone do vô tình chạm vào màn hình, quên mật khẩu hoặc trẻ em nghịch máy? -
Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến
Trong các buổi họp trực tuyến khá nhiều người cảm thấy chất lượng hình ảnh của mình không được tốt, hình ảnh hiển thị khá mờ. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến? -
Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã chứng minh việc truy xuất chính xác các tệp hình ảnh đơn lẻ được lưu trữ dưới dạng chuỗi DNA từ bộ 20 bức ảnh. -
Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6
Sau một thời gian cho phép người sử dụng lưu ảnh chất lượng cao miễn phí Google Photos sẽ thu phí từ ngày 1/6. -
Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau
Nhưng một số người dùng ứng dụng Bluezone cho biết khi đặt hai máy có cài đặt ứng dụng cạnh nhau nhưng chẳng thể “quét” ra người bên cạnh. Vậy nguyên nhân do đâu, cách xử trí như nào? -
Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone. Nhưng ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19. -
Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?
Khi sử dụng các sản phẩm điện thoại iPhone bạn muốn tải một ứng dụng trên App store như không thể cài đặt ứng dụng đó về máy. Vậy phải làm thế nào khắc phục lỗi này? -
Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2
Vào ngày 20/4, Microsoft chính thức triển khai công nghệ xét nghiệm trực tuyến có tên gọi là CoVIg-19 Plasma Bot.