Lắng nghe con thế nào cho đúng?

3/10/2016 9:53:44 AM
Lắng nghe khi trẻ nói chính là một trong số những điều cha mẹ có thể làm để giúp con trở nên tự tin và vui vẻ hơn. Điều quan trọng khi nghe trẻ nói bao gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

 

Lắng nghe khi trẻ nói chính là một trong số những điều cha mẹ có thể làm để giúp con trở nên tự tin và vui vẻ hơn. Đôi khi, chỉ cần chăm chú lắng nghe con nói, bạn cũng đã truyền đạt đến con một thông điệp rằng: “Con vô cùng quan trọng đối với bố/mẹ”. Vậy làm thế nào để lắng nghe con theo cách đúng đắn và phù hợp nhất? Điều quan trọng khi nghe trẻ nói bao gồm những gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Vừa lắng nghe vừa gật gù đáp “Thế à, thế cơ à?”

Trẻ sẽ cảm thấy mình rất được coi trọng khi người khác thấu hiểu và chia sẻ nỗi niềm…

Cha mẹ có thể khơi gợi chuyện bằng cách tích cực thể hiện thái độ chăm chú khi nghe con nói. Đơn giản mà hiệu quả nhất là vừa nghe chuyện vừa đệm thêm những câu như “Thế à!” hay “Thế cơ à!” và tỏ ý đồng tình. Khi được người nghe gật gù đồng tình, người nói sẽ dễ dàng truyền đạt nội dung câu chuyện mình cần nói hơn.

Bản thân người lớn chúng ta cũng vậy, khi nói chuyện, hễ được người nghe gật gù “Ừ!”, “Ừ nhỉ!” thì ta cũng cảm thấy hứng khởi và nói nhiều hơn hẳn. Còn nếu như khi ta đang nói mà người nghe lại lặng thinh, chẳng tỏ thái độ gì thì sẽ giống như việc ta đang quay mặt vào tường độc thoại vậy. Từ đó, câu chuyện sẽ trở nên bế tắc, người nói không diễn đạt được ý muốn nói nữa.

Tâm lý trên rất giống với tâm lý con trẻ. Thế nên gật gù nói “Thế à!”, “Thế cơ à!”… tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng.

Nhắc lại từ con nói

 

Dù là chính lời mình đã nói ra, nhưng khi được người nghe nhắc lại, con trẻ sẽ có cảm giác như họ rất thấu hiểu mình vậy…

Có thể nhiều người nghĩ rằng, chẳng qua chỉ là nhắc lại lời của người khác thì có ý nghĩa gì đâu. Thế nhưng, thực ra vẫn là câu ấy, khi được người nghe nhắc lại, con trẻ sẽ có cảm giác như đang được lắng nghe và thấu hiểu hơn. Điều này không chỉ đúng với trẻ con mà ngay cả đối với người lớn cũng rất hiệu quả.

Song trên thực tế, thay vì nhắc lại lời nói của con trẻ, chúng ta thường tuôn ra hàng tràng những câu giáo huấn, khuyên răn… Thực ra, trẻ cũng đã tự biết phải nên làm như thế nào. Nhưng tại sao đã biết rồi mà chúng vẫn có nhu cầu kể lại và nói với người khác? Đó là vì trẻ muốn được chia sẻ, được bố mẹ hiểu cho tâm trạng bực tức, khó chịu của mình. Chính vì vậy, bố mẹ chỉ cần truyền đạt đến con ý nói “Bố/ mẹ hiểu con rồi” là đủ. Nhắc lại lời con nói với thái độ chăm chú lắng nghe, gật gù nói “Thế à!”, “Thế cơ à!” cũng đủ để trẻ thêm hứng thú kể lại cho chúng ta nghe những chuyện đã xảy ra với chúng.

Có nhiều trẻ không bao giờ tự kể chuyện của chúng hoặc dù được hỏi chuyện ở trường thế nào thì chúng cũng không trả lời. Đó là vì chúng cứ hễ nói một câu thì bị bố mẹ trả lời, răn bảo đến mười câu hoặc là nói những câu thiếu sự đồng cảm như: “Sao con lại làm thế?!”. Và trẻ rút ra một điều rằng, càng nói sẽ càng bị mắng, thà im lặng không kể còn hơn.

Do đó, hãy thử lắng nghe con, vừa nghe vừa gật gù bằng thái độ đồng tình, bạn sẽ thấy trẻ nói với bạn nhiều hẳn lên. Từ trường về đến nhà, trẻ sẽ luôn miệng tuôn ra hàng tràng các câu chuyện của mình cho mà xem…

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?