Kỹ thuật chiết cành hoa hồng đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao
Kỹ thuật chiết cành hoa hồng đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao
Kỹ thuật chiết cành là phương pháp tách rời cành ra khỏi thân cây hoa hồng mẹ được nhiều người lựa chọn khi nhân giống hoa hồng. Nhưng khá nhiều người thực hiện chưa đúng kỹ thuật chiết cành khiến tỷ lệ thành công thấp, cây non phát triển chậm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chiết cành hoa hồng đã được nhiều người áp dụng, đạt tỷ lệ thành công cao.
Kỹ thuật chiết cành hồng là gì?
Kỹ thuật chiết cành là phương pháp tách rời cành ra khỏi thân cây hoa hồng mẹ để trồng nên một cây mới thông qua các thao tác kỹ thuật. Kỹ thuật này được nhiều chủ vườn ươm áp dụng để rút ngắn gian sinh trưởng của cây, cây nhanh ra hoa hơn trồng từ gốc, việc nhân giống nhanh chóng khi trồng với diện tích lớn, tiết kiệm thời gian, chi phí chăm sóc, chỉ cần bỏ vốn từ cây hoa hồng mẹ, hoa hồng nhập ngoại, cây con vẫn giữ được hoàn toàn kiểu gen, đặc tính nổi trội từ cây mẹ.
Thời vụ chiết cành cho hoa hồng
Có thể thực hiện kỹ thuật chiết cành cho hoa hồng quanh năm nhưng theo các chuyên gia cây trồng nên thực hiện chiết cành cho hoa hồng sau đợt mưa xuân (tháng 2 – tháng 4) và những ngày mùa thu (tháng 8 – tháng 10). Thời gian lý tưởng nhất vẫn là đầu tháng 2 bởi đây là thời điểm thời tiết ấm áp, ít mưa thuận tiện cho việc nhân giống. Thời điểm này các cây hoa hồng đã tàn hoa, khi chiết nhánh tỷ lệ sống rất cao, vỏ cây dễ tách khỏi thân hơn.
Thời điểm thích hợp để chiết cành hoa hồng là vào sáng sớm hoặc chiều mát không thực hiện chiết cành vào thời điểm trưa nắng hoặc đầu giờ chiều.
Vật liệu chiết cành hoa hồng
Cây hoa hồng mẹ giống
Để cây hoa hồng con sau khi chiết khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, nên chọn những cây hoa hồng mẹ có sức sống tốt, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cho hoa đẹp, nhiều cành bánh tẻ, không quá già hoặc quá non
Các loại giá thể có thể dùng để chiết cành
Nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cành con phát triển rễ nên trộn 1/3 mụn dừa hoặc trấu hun, phân trùn quế với 2/3 đất thịt nhẹ, giàu mùn trộn với theo tỷ lệ, trộn đều.Tưới nước sạch làm ẩm khoảng 70%, sao cho có thể nắm thành viên nhưng không rỉ nước ra tay.
Cách khác có thể trộn giá thể để dùng chiết cành bằng cách trộn rễ lục bình với đất và phân chuồng.
Dụng cụ chiết cành hoa hồng
Dao bén đã được khử trùng, kéo tỉa, bịch nhựa hoặc băng nhựa quấn bầu đất, hoặc sử dụng đất, mùn ao, rêu rừng, mùn dừa
Kỹ thuật chiết cành hoa hồng
Chiết cành không cần bầu đất
Bước 1: Lựa chọn cành dài gần sát gốc, vòng thân to vừa bằng chiếc đũa, lấy đoạn cuối cành có chiều dài khoảng 15 – 20cm.
Lưu ý: Cành chiết không nên dài quá vì cây con sau này sẽ cao ngồng nhưng bộ rễ nó còn yếu không đủ sức nuôi cây.
Bước 2: Sử dụng dao bén khoanh một đoạn vỏ dài khoảng 2-3cm ngay vị trí muốn cắt. Hãy bóc sạch vỏ, dùng dao cạo lớp màng mỏng dưới vỏ để tránh tình trạng bị liền vỏ, không ra rễ.
Bước 3: Hơi dùng lực ở ngón tay để uốn cong cành định chiết xuống, sao cho nơi bị tuốt vỏ tiếp giáp sát mặt đất hoặc có thể vùi xuống dưới đất, sau đó đắp đất đã chuẩn bị lên trên.
Bước 4: Cắm một que tre thẳng xuống đất tại gần cành chiết, cột cành chiết vào cây tre để cành nằm yên đúng vị trí.
Bước 5: Để yên sau khoảng 40 ngày là chỗ chiết cành đã ra rễ, dùng kéo cắt rời cành đi trồng sang chậu trồng khác
Chiết cành hồng có bầu đất, giá thể
Bước 1: Dùng dao sắc đã được khử trùng khoanh đoạn vỏ dài khoảng 3cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng khoanh, cạo sạch lớp màng mỏng để cành dễ ra rễ non
Bước 2: Sử dụng giá thể đất đã trộn ốp quanh nơi vừa bóc vỏ tạo thành bầu đất to hình trái cau.
Bước 3: Giữ chặt bầu, dùng một miếng băng nhựa quấn quanh bầu đất sao cho vừa chặt vừa kín là dược. Quấn chặt hai đầu bầu để nước mưa hay nước tưới không xâm nhập được vào bên trong, tránh làm hỏng bầu.
Bước 4: Sau khoảng 15 ngày thực hiện kỹ thuật chiết, khi nhìn bầu đất sẽ thấy nhiều rễ con màu trắng xuất hiện
Bước 5: Sau 3 tuần thì dùng dao bén cắt lìa cành chiết ra đem trồng xuống đất hoặc chậu trồng khác đã chuẩn bị sẵn đất giàu dinh dưỡng.
Cách chăm sóc cây hồng con sau khi chiết
Do thời điểm sau khi chiết cành cây con bắt đầu phải tự lấy dinh dưỡng từ xung quanh, không nhận dinh dưỡng từ cây mẹ nữa, bộ rễ tương đối yếu. Nên thời điểm này sau khi cắt cành chiết nên tỉa bớt cành và lá. Để cho thân tập trung dinh dưỡng vào thân rễ và sinh trưởng phát triển được tốt hơn.
Thời gian đầu rễ cây chưa phát triển hoàn thiện, chưa bám được sâu dưới đất do đó hãy cố định cành chiết bằng những cọc tre, tránh trường hợp gãy đổ do mưa gió, bão lớn
Khi mới chiết thì nên để cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp 50%, sau đó đem ra tập nắng từ từ cho cây dần quen với môi trường sống mới
Nước tưới cần tưới rất ít, chủ yếu là để giữ ẩm cho cây, tránh tưới nhiều dễ bị đen và thối cành chiết.
Sau khoảng 2 tháng sau khi chiết cành hồng bắt đầu cho ra lá, cho ra nụ và nở hoa. Nhưng hoa đợt này sẽ tương đối xấu, không đẹp, đường kính nhỏ, dáng hoa méo mó nên cắt bỏ nụ để cây hoa hông có thể tập trung dinh dưỡng nuôi cây khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, nên sửu dụng phân trùn quế viên nén SFARM để kích thích cây hồng đâm chồi non mới. Liều lượng bón như sau: 1/2 muỗng cafe gạt ngang cho chậu đường kính 10cm.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện chiết cành cho cây hoa hồng
+ Không sử dụng rễ bòe tươi, rễ bèo bị nhiễm mốc để làm giá thể chiết cành hay đất chưa được xử lý, loại bỏ mầm bệnh
+ Khi khoang cành hồng nên cắt khoảng 2-3cm, không khoang vỏ quá ngắn hoặc nạo vỏ chưa sạch vì có thể khiến hoa hồng tự liền, không cho ra dễ
+ Dụng cụ để chiết cành nên được khử khuẩn, bởi nếu không được khử khuẩn có làm cho cây bị nhiễm một số bệnh như sùi cành qua các vết thương trên thân cây
+ Nên thực hiện chiết cành vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát
+ Bầu chiết nên có lỗ thoát nước tránh trường hợp nước mưa ngấm vào bầu chiết nhưng không có lỗ thoát cũng làm cho bầu bị hỏng
+ Việc cắt bầu chiết quá sớm hoặc quá muộn cũng có thể ảnh hưởng tỷ lệ sống của cây
+ Khi sử dụng các chất kích thích mọc rễ nên pha đúng tỷ lệ, theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hướng dẫn cách chăm hoa hồng Juliet phát triển tốt, cho nhiều hoa
+ Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
+ Hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa hồng Leo Huntington Rose
+ Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội luôn xanh tốt cho hoa nở quanh năm
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.