Kỹ năng thoát hiểm khi bị chôn sống trong quan tài
Bạn sẽ phải làm gì khi tỉnh dậy phát hiện mình đang bị chon sống trong chiếc quan tài tối om. Cảm giác bị nhốt chặt trong không gian tối om, chật chội, thiếu khí ấy khiến bạn hoảng loạn. Vậy làm thế nào thoát hiểm nếu không may bị chôn sống trong quan tài?
Giữ bình tĩnh, tránh la hét, khóc lóc
Hẳn chẳng ai muốn mình bị mắc kẹt trong chiếc hộp tối om, chật ních, thiếu khí, không có ánh sáng. Những lúc như vậy ai cũng sẽ sinh ra hoảng sợ, đánh mất sự bình tĩnh. Nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, tránh la hét, khóc lóc vì khi la hét, khóc lọc khiến tim đập nhanh hơn càng hao tốn lượng oxy ít ỏi trong quan tài.
+ Đừng quầy đạp hay cào xung quanh vì sẽ khiến bạn mất năng lượng, thiếu oxy và ngất lịm đi. Theo lý thuyết cho thấylượng oxy trong quan tài đủ cung cấp cho bạn trong vòng 1 - 2 tiếng đồng hồ nếu bạn không la hét, khóc lóc, vận động quá mạnh.
+ Không hít thở sâu, thở mạnh hay thở bằng miệng mà hãy thở nhẹ, thở đều để tiết kiệm nguồn oxy trong quan tài.
Ảnh minh họa.Nguồn Internet
Kiểm tra xung quanh có các vật dụng gì không
+ Hãy kiểm tra xung quanh mình được chôn cất kèm theo những vật dụng gì. Nếu được chôn một chiếc điện thoại thì hãy cố gắng lấy nó ra và gọi điện cho người thân, lực lượng cứu hộ. Không nói quá nhiều sẽ làm tiêu tốn lượng oxy trong quan tài mà hãy nói tập trung vào vấn đề chính và làm cho họ tin là bạn đang nói sự thật. Nếu không bạn sẽ phải tự mình thoát thân khỏi chiếc quan tài chật chội,tối om
+ Nếu có đèn pin hoặc ánh sáng từ điện thoại, hãy sử dụng chúng. Nếu có diêm, bật lửa tuyệt đối không sử dụng chúng để thắp sáng vì sẽ làm cạn kiệt nguồn oxy của bạn,
Tìm cách mở nắp quan tài
Sau khi giữ được bình tĩnh hãy bắt đầu tìm cách thoát khỏi chiếc quan tài tối tăm, ngột ngạt.
+Dùng tay dò xét xung quanh để tìm khe hở của nắm quan tài. Nếu phát hiện khe hở hãy nhẹ nhàng đẩy xem thử nó có nhúc nhích được không
+ Tuyệt đối không dùng quá nhiều sức mà hãy thật nhẹ nhàng để đẩy không sẽ tiêu thụ lượng oxy trong quan tài. Nếu có vật nhọn bên mình hãy làm thủng lỗ quan tài và cầu mong quan tài làm bằng gỗ kém chất lượng.
+ Khi nắm chắc có cách mở nắm quan tài hoặc làm thủng lỗ quan tài thì lúc này bắt đầu hoạt động mạnh.
Bước 1: Tiến hành cởi áo đang mặc trên người để che kín mặt đầu tránh bị đất, cát rơi vào mắt, mũi.
Bước 2: Xếp chéo 2 tay lên ngực, hai tay nắm chặt vai và kéo áo lên. Buộc chặt nó quanh đầu, như 1 cái túi, nó sẽ bảo vệ bạn, đất sẽ không rơi vào mặt.
Bước 3: Dùng chân đá lên phía nắp quan tài. Hãy đá vào phần giữa của quan tài vì đây là phần có khả năng chịu đựng trọng lượng yếu nhất.
Bước 4: Khi nắp quan tài bị phá vỡ lượng đất, cát ở phía trên sẽ tụt xuống chiếm lấy không gian chật hẹp của bạn. Chiếc áo vừa cởi sẽ giúp bạn không bị đất cát bám vào mặt
Bước 5: Nhanh chóng co chân và dùng tay cố gắng nén đất rơi xuống cho chặt vào các phần trống của quan tài. Càng nhiều đất được nén xuống có nghĩa là phần đất trên đầu bạn càng mỏng hơn cơ hội bạn trồi lên mặt đất càng cao hơn, cơ hội sống sót của bạn tăng lên.
Hãy nhớ, luôn điều hòa hơi thở dùng hết sức bình sinh của mình cào đất, cho đất sụt xuống, kết hợp với dùng quan tài làm bệ đẩy để trồi lên. Một khi đầu của bạn đã chui lên khỏi mặt đất có thể tự do hít thở có nghĩa là bạn thành công trong việc thoát hiểm khỏi chiếc quan tài. Giờ thì cố gắng dùng sức lực đôi tay để đẩy cả người lên.
Tuy nhiên, để thoát ra khỏi được chiếc quan tài bạn cần có những điều may mắn sau:
+ Trời đừng mưa, vì mưa sẽ nén chặt đất.
+ Quan tài bằng gỗ kém chất lượng, không phải gỗ xịn và xui hơn nữa là kim loại.
+ Nếu mồ đắp bằng đất thì cơ hội sống sẽ cao hơn mồ đắp bằng bê tông.
Bài viết trên đây chỉ nhằm mục đích tham khảo, củng cố thêm năng lực sinh tồn của bạn khi rơi vào nghịch cảnh. Dẫu chỉ có 50% cơ hội sống nhưng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều nếu rơi vào nghịch cảnh.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?