Kinh nghiệm đi vãn cảnh chùa Ba Vàng
Xuống xe bắt đầu hành trình đi bộ leo dốc và do chưa có kinh nghiệm đến chùa lần nào nên chúng tôi cũng thử sức mình với tâm niệm phải leo chứ mấy khi đến chùa. Hàng chục chiếc xe ôm bám theo đoàn chúng tôi mời chào. Ai cũng bỏ qua và tiếp tục leo nhưng cũng khá ngạc nhiên là xe của đoàn chúng tôi bị đỗ bên ngoài trong khi cũng khá nhiều xe lại có thể vào trong.
Nỗi niềm ấm ức này khiến một số người trong đoàn quyết định không leo nữa mà bắt mấy cuốc xe ôm. Giá một chuyến là 20.000đ/người nếu hai người giá là 30.000đồng. Đây là ngôi chùa cũng có nhiều xe ôm nhất Việt Nam nhưng quả thật dịch vụ này thật hữu dụng đối với người già, trẻ em và những phụ nữ mà trang phục không được phù hợp bởi để lên đến công chùa bạn sẽ phải vượt qua hơn 2,5 km đường dốc như trong thế giới nghiêng. Sau đó bạn sẽ phải giữ sức để leo tiếp lên chùa.
Khó nhọc nhất là khi leo xuống, người chúng ta cứ đổ về phía sau khiến cho một số người không chịu được lại tiếp tục với dịch vụ xe ôm. Một cuốc xe đi ra khoảng 40.000 đồng đến 50.000 đồng nếu xe của bạn không được lên bãi để xe chính của chùa. Đường khá khó đi, theo lời kể của các bác xe ôm thì có nhiều người cũng rất cố gắng vì tiếc tiền nhưng cũng không chịu được, đi nửa đường lại phải thuê xe vì thế chúng tôi cứ đi theo kiểu gì chẳng được một cuốc. Vậy nên, tôi vẫn lại khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ này ngay từ đầu để đỡ tốn sức mà đằng nào cũng mất tiền.
Con đường đi ra chỗ để xe của đoàn
Đứng nhìn cảnh người ta dẫm lên giầy của người khác cho khỏi bẩn chân mà xót xa. Họ đến chỗ thiêng liêng mà sao hành động lại quá trần tục.
Chùa Ba Vàng cũng áp dụng để dép bên ngoài như một số chùa ở nước khác vì vậy tôi khuyên bạn không nên đi những loại giầy đắt tiền mà phải có người đứng trông hoặc không thể vào được. Tôi đã vinh dự được cử đứng trông giầy cho các anh chị em cùng đoàn và với tình hình hoãn loạn tôi đành cái thì xách cái thì để dưới chân nhưng phương án cuối cùng là lùa hết giầy của đoàn ra một góc để đừng trông cho yên phận. Nhưng cũng không yên đâu nhé vì mắt lại đảo như rang lạc về phía cổng kẻo ai ra không có giầy lại tưởng mất thì tội. Vậy là sau khi đi vãn cảnh chùa tôi thấy khoẻ hẳn ra, các kỹ năng cũng được cải thiện.
Có lẽ nhà chùa nên thay biển đừng dẫm lên cỏ to bằng phiến đá hi vọng người ta sẽ nhìn thấy
Bài viết vui vui nhân dịp đầu xuân để chia sẻ trải nghiệm thú vị của mình tại chùa Ba Vàng. Hi vọng bạn đọc có được nhưng thông tin hữu ích để bắt đầu chuyến du ngoạn của mình.
Hoa sữa - Skcs.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.