Hiểu về Đức ông tả Hữu, bài chầu
Tả hữu có nghĩa là đứng bên trái bên phải của vị quan quan hay vị tướng. Có thể là hai người hoặc hai nhóm người hầu cận chủ tướng, kể cả việc văn việc võ, thực hiện lện sai phái của chủ tướng trong việc quân cơ. Các quan, các tướng xưa nay, ai cũng có tả hữu giúp đỡ. Nhưng chỉ có những cận tướng, cận thần của Trần Hưng Đạo mới được nổi danh trong lịch sử mà thôi. Hai vị tướng ấy là Yết Kiêu và Dã Tượng. Tín ngưỡng Tứ phủ gọi hai ông là Đức Ông Tả Hữu, văn chầu hai ông nói rõ :
Đức Ông Dã Tượng tả hành
Yết Kiêu lực sĩ cờ xanh uy cường
Như vậy hệ thống Trần Triều cũng khá trọn vẹn. Quần chúng không có điều kiện nghiên cứu lịch sử, nhưng đã rất trung thành với lịch sử, không phân biệt chiến công lớn bé, không bị lệ thuộc về trật tự lễ nghi, mà đều tôn vinh, ngưỡng mộ các vị.
Do đó, việc hệ thống Trần Triều trong tín ngưỡng Tứ phủ và tín ngưỡng Đức Thánh Trần đã cho thấy được ý thức dân tộc rất đạm đà trong tâm thức dân gian. ĐIều kiện lịch sử cũng cho thấy rằng: hình như trong lịch sử Việt nam, ít có triều đại có nhiều vinh dự trọn vẹn như nhà Trần . Nhà Trần được vị trí lớn trong tín ngưỡng Tứ Phủ, mà vương triều khác đều không có được . Hiện nay có thể cho thấy ý thức dân tộc Việt nam thật đậm đà ngay cả trong lĩnh vực tâm linh
Chầu Đức Ông Tả Hữu
Vốn nguyên xưa đôi bên tả hữu
Đủ mọi tài cho dẫu can qua
Văn thời rạng rỡ hoàng xa
Võ thời thao lược can qua ầm ầm
Chầu Đức Ông Tả Hữu
Vốn nguyên xưa đôi bên tả hữu
Đủ mọi tài cho dẫu can qua
Văn thời rạng rỡ hoàng xa
Võ thời thao lược can qua ầm ầm
Đích thực người trời Đức ông
Lục thao tam lược gồm tài vẻ vang
Trời sinh đức thánh đại vương
Phò đông á diệt quân nguyên ai tày
Trí anh hung ra tay dựng nước
Võ toàn tài thao lược thông minh
Cửu trùng sắc chiếu ban công
Phù đời trần thị sửa sang trong chiều
Trận ấy đã vang uy linh
Tuốt gươm thiêng chém quân thù làm 3
Quân kéo đi đường đường chính chính
Cờ đội nào nghiêm chỉnh trước sau
Dưới thuyền trên bộ đua nhau
Uốn lưng mở núi lắc đầu cạn song
Phép ngài ra hô phong hoán vũ
Quyết phen này đảo vũ thu vân
Uy ra lẫm liệt như thần
Nơi xa mến đức nơi gần đều sợ uy
Trong hán đã uy ngoài cũng vậy
Khen tướng tài lừng lẫy bắc đông
Bách quan hội nghị công đồng
Đừng oan người chính cho dung người tà
Lệnh truyền thay đổi vạn cơ
Đức ông bây giờ xe giá anh minh
Trước là khám xét điện đình
Sau là thu tróc tà tinh phen này
Uy ra trần thế biết tay
Ngự lên đồng khởi cứu dày nhân gian
Cứu cho đâu đấy được an
Dẹp hết tà quỷ pham nhan nhiều bề
Trông mây cưỡi gió đi về.
Hiểu về Đức ông tả Hữu, bài chầu
Suckhoecuocsong.com.vn (theo Diễn Đàn Hát Văn Việt Nam Trích cuốn Tục Thờ Thánh Mẫu và Đức Thánh Trần)
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.