Dự báo năm 2018 trí tuệ nhân tạo sẽ giả mạo được người
Trí tuệ nhân tạo đã và đang mang lại những lợi ích lớn lao cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, cần một sự kiểm soát chặt chẽ bởi trí tuệ nhân tạo đang tiến hóa nhanh hơn. Theo các chuyên gia, năm 2018 trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành một vũ khí nguy hiểm trong tay tin tặc, học cách thích nghi và đột nhập vào các hệ thống phòng thủ, chiếm quyền kiểm soát các trợ lý giọng nói, thậm chí giả mạo là người.
Vị trí của trí tuệ nhân tạo trong đời sống
Cách đây 2 năm, vào mùa hè năm 2016, bảy nhóm hacker đã đến Las Vegas để tham gia vào giải đấu Cyber Grand Challenge, một sự kiện trong đó một số hệ thống tự động cạnh tranh bằng cách tấn công các hệ thống tự động khác. Kẻ chiến thắng là một cỗ máy có tên Mayhem, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ ở Washington như là "chủ thể" không phải người đầu tiên giành vị trí đầu tiên trong cuộc thi hacker có uy tín.
Sau đó một năm, năm 2017 Mayem không thể lặp lại thành tích của mình và thua đội của người bởi không có đủ cách tiếp cận sáng tạo, trực giác và nguồn thúc đẩy. Nhưng năm 2018, theo dự báo, tất cả mọi thứ sẽ thay đổi. Tiến bộ trong lý thuyết và thực tiễn của trí tuệ nhân tạo, cũng như đột phá về an ninh mạng, cho thấy các thuật toán học máy sẽ trở thành các yếu tố chính trong việc phòng chống hacker và phản công trên mạng.
Theo Wired UK, hầu hết các chuyên gia về an ninh thông tin (theo một cuộc thăm dò của Cylance là 62% tổng số chuyên gia) đều tin rằng tin tặc sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo như một vũ khí không gian mạng vào năm 2018. Một nhà nghiên cứu dữ liệu của Endgame (nhà phân phối các hệ thống an ninh) đã trình bày hoạt động của một chương trình tự động nghiên cứu môi trường OpenAI Gym và chương trình này đã học được cách ẩn một tệp tin độc hại để phần mềm chống virus không thể phát hiện ra. Không khó để hình dung ra viễn cảnh nhờ một vài công cụ tương tự và những sáng tạo khác, trí tuệ nhân tạo sẽ bước lên một bậc thang tiến hóa cao hơn và tạo ra các hệ thống có thể tự thích ứng, tìm ra lỗ hổng máy tính và sử dụng chúng để gây hại cho con người.
Nguy hiểm rình rập “con dao 2 lưỡi”
Trí tuệ nhân tạo có thể mạo nhận một hệ thống thân thiện với người, ví dụ như một trợ lý giọng nói soạn lịch biểu cho con người chúng ta, kiểm tra thư tín của chúng ta và quản lý ngôi nhà thông minh của chúng ta. Nhưng sẽ ra sao nếu đó là một trí tuệ nhân tạo độc hại? Và sẽ ra sao nếu trí tuệ nhân tạo phát triển đến mức có thể mạo nhận người mà bạn tin cậy, ví dụ bằng cách giả mạo tiếng nói của người đó qua điện thoại, cách trình bày suy nghĩ của người đó trong một bài viết dưới dạng văn bản hoặc chữ ký số trên tài liệu?
Trí tuệ nhân tạo sẽ giả mạo được người
Có lẽ đó chính là lý do tại sao Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến DARPA của Lầu Năm góc đã chi 3,6 triệu USD để phát triển một máy tính Morpheus không thể bị đột nhập. Các nhà khoa học tạo ra một “ổ cứng an toàn” di chuyển dữ liệu một cách ngẫu nhiên bên trong máy tính đồng thời xóa các phiên bản trước đó để kẻ tấn công không thể truy cập thông tin có giá trị ngay cả khi tìm thấy chúng.
Nhìn lại quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo cho thấy những bước tiến vượt bậc của công nghệ, tuy nhiên song hành với lợi ích mà nó đem lại là những nguy hiểm rình rập. Bởi vậy luôn cần có những giải pháp kiểm soát, chế ngự để tránh những hậu quả khôn lường.
Theo Motthegioi.vn
Các tin khác
-
TikTok ứng dụng có an toàn không?
Trong những năm gần đây, TikTok trở nên “hot” và được đông đảo người dùng sử dụng. Rất nhiều lùm xùm xaoy quay mạng xã hội này TikTok. -
Trí tuệ nhân tạo AI: Lợi ích và những hệ lụy
Trí tuệ nhân tạo AI đã và đang thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới, hỗ trợ cuộc sống của con người và hứa hẹn tiềm năng không giới hạn trong tương lai. -
Cách khắc phục iPhone gặp lỗi 'không khả dụng' chuẩn nhất
Làm thế nào để lại quyền truy cập thiết bị trong trường hợp bị báo lỗi không khả dụng trên iphone do vô tình chạm vào màn hình, quên mật khẩu hoặc trẻ em nghịch máy? -
Thủ thuật cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến
Trong các buổi họp trực tuyến khá nhiều người cảm thấy chất lượng hình ảnh của mình không được tốt, hình ảnh hiển thị khá mờ. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng hình ảnh khi họp trực tuyến? -
Gắn nhãn, truy xuất các tệp dữ liệu kỹ thuật số ở dạng ADN
Trong một nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Materials, các nhà khoa học đã chứng minh việc truy xuất chính xác các tệp hình ảnh đơn lẻ được lưu trữ dưới dạng chuỗi DNA từ bộ 20 bức ảnh. -
Google Photos bắt đầu thu phí nếu lưu ảnh hơn 15 GB từ ngày 1/6
Sau một thời gian cho phép người sử dụng lưu ảnh chất lượng cao miễn phí Google Photos sẽ thu phí từ ngày 1/6. -
Tại sao 2 máy điện thoại cài Bluezone đặt cạnh nhưng không quét thấy nhau
Nhưng một số người dùng ứng dụng Bluezone cho biết khi đặt hai máy có cài đặt ứng dụng cạnh nhau nhưng chẳng thể “quét” ra người bên cạnh. Vậy nguyên nhân do đâu, cách xử trí như nào? -
Ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên cài đặt ứng dụng Bluezone. Nhưng ứng dụng Bluezone hoạt động như thế nào để tìm người nghi nhiễm Covid-19. -
Không thể cài đặt ứng dụng trên iPhone phải làm sao?
Khi sử dụng các sản phẩm điện thoại iPhone bạn muốn tải một ứng dụng trên App store như không thể cài đặt ứng dụng đó về máy. Vậy phải làm thế nào khắc phục lỗi này? -
Microsoft triển khai 'vũ khí' quan trọng chống virus SARS-CoV-2
Vào ngày 20/4, Microsoft chính thức triển khai công nghệ xét nghiệm trực tuyến có tên gọi là CoVIg-19 Plasma Bot.