Đình, đền, chùa thiêng tại Hà Nội

2/18/2016 3:29:33 PM
Ngàỵ nay, nối tiếp phong tục từ ngàn xưa, hàng năm mọi người Việt Nam thường đi lễ hội tại Đền, Đình, Miếu, Phủ để tưởng nhớ, tôn vinh các bậc Tôn thần đã có công với nước đồng thời cầu may mắn cho cả năm.

 

Ngàỵ nay, nối tiếp phong tục từ ngàn xưa, hàng năm mọi người Việt Nam thường đi lễ hội tại Đền, Đình, Miếu, Phủ để tưởng nhớ, tôn vinh các bậc Tôn thần đã có công với nước đồng thời cầu may mắn cho cả năm. Đây là nét đẹp của văn hoá truyền thống Việt Nam.

Các lễ hội hàng năm có rất nhiều đặc biệt vào đầu năm mới, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số lễ hội lớn ở các Đền, Đình, Miếu, Phủ của một số tỉnh thành.

1. PHÙ TÂY HỔ:

Phủ Tầy Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây là nơi thờ Bà Chúa Liễu (Mẫu liễu Hạnh) được tạo lập ở Tây Hồ, thuộc thôn Quang Khánh, xã Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Bán đảo này trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới.

Trước đây, theo truyền thuyết lâu đời thì lễ hội dâng hương Mẫu Liễu Hạnh  tại Phủ Tây Hồ là ngày mồng Bảy tháng Ba hàng năm và được tổ chức rất lớn.

Ngày nay vào dịp mùa xuân không chỉ nhân dân ở các làng xã gần Phủ tới làm lễ dâng hương mà khách thập phương cung mộ uy tín Bà Chúa Liễu đến làm lễ dâng hương, thực thi tín ngưỡng Mầu rất đông.

Phủ Tây Hồ bao gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); phương đình, tiền tế, hậu cung; Điện Sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu. Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối…Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ).

2. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Nổi tiếng linh thiêng lại là danh thắng bậc nhất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua.

Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).

Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.

Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815.

Đến chùa, du khách không chỉ lễ Phật cầu kinh mà còn được đắm mình vào không gian của nghệ thuật của thiên nhiên hài hòa, thấy hồn mình tĩnh tại giữa những dấu xưa mang hồn đất Việt ngàn đời.

Đền Quan Thánh

3. Đền Quán Thánh nằm ở góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây (đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây).

Đền còn được gọi là Trấn Vũ Quan, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ – trấn hướng bắc của kinh thành Thăng Long.

Đền Quán Thánh là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, nằm bên bờ Hồ Tây cùng với tiếng chuông Trấn Vũ đã hòa nhịp vào thiên nhiên, góp phần tô điểm cho cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng du lịch Hồ Tây – Hà Nội. Đền Quán Thánh là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay.

4. Đền Hai Bà Trưng

Đền Hai Bà Trưng được tạo lập ở làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hàng năm từ ngày mồng Ba đến ngày mồng Sáu tháng Hai đền đều mở lễ hội dâng hương tại đền.

5. Đền Gióng

Đền Gióng ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội là nơi thờ Thánh Gióng mà theo truyền thuyết là người có công đánh giặc An.

5. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày đầu năm khách ra vào nườm nượp. Khách chủ yếu là học sinh. Sáng mồng Một đi xin chữ thánh hiền với mong muốn đăng khoa, đỗ đạt, thành công trong học tập. Nhiều bậc cha mẹ cùng con cái ríu rít tới xin chữ. Ấy vậy nên, các thầy đồ lấy bao nhiêu tiền một chữ, ai nấy đều vui vẻ, không mặc cả thêm bớt bởi người ta quan niệm mua chữ đầu năm để cả năm may mắn học vấn công danh.

Hội lễ dâng hương được mở vào ngày mồng Chín tháng Tư hàng năm.

Ngoài những đền tiêu biểu vớii những lễ hội dâng hương truyền thống nói trên, tại khu vực Hà Nội ngày nay còn lưu nhiều dấu tích Đình, Đền, Miếu, Phủ khác mà ít nhất thì vào những ngày sóc, vọng, lễ, tiết hàng năm cũng đều có lễ dâng hương tưởng nhớ Thần linh đã “có công âm phù” cho nhân dân. trong cuộc sống.

Chùa Hà (Thánh Đức Tự)

Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc. Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.

Đến với chùa Hà, du khách không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, một vẻ đẹp cổ đậm chất Việt Nam mà còn biết thêm những giá trị lịch sử của dân tộc. Với khuôn viên rộng và có ghế đá cho du khách dừng chân, ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.

Đền thờ Bạch Mã Thần (Quảng Lợi Đại Vương) ỏ Hàng Buồm, Hà Nội.

- Đền thờ “Cao Sơn Mẩu Thần” thò Thánh Tản Viên và hai Bà Mẹ (mẹ nuôi và mẹ đẻ) của Thánh đó là “Cao Sơn nữ đại Thánh Tôn thần” và “Thái vĩ đại Thánh Tôn thần”.

- Đền được nhân dân tạo lập ở phố Trần Bình Trọng, Hà Nội; gọi là “Đền Ngọc Liên”.

- Đền Ghềnh: Là nơi thờ Mẫu Liễu và Chúa Thượng Ngàn.

- Đền lập ở thôn Ái Mỗ, Gia Lầm, Hà Nội.

- Đền thờ “Đồng cổ Sơn Thần” ỏ phố Thuỵ Khuê, Hà Nội; tương truyền thần rất linh thiêng. Ngày mồng bốn ntháng Tư hàng năm thưòng có tổ chức lễ hội dâng hương cầu thần phù hộ cho dân được sinh sống làm ăn thịnh vượng.

- Đền thờ “Thánh Trấn Vũ” ỏ đường Quán Thánh, Hà Nội.

- Đền thờ “Thánh Linh Lang” ở Thuỵ Khuê, Hà Nội mà theo tương truyền Thánh Linh Lang là vị thần trấn giữ phía Tây thành Thăng Long.

Đình, đền, chùa thiêng tại Hà NỘi

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác