Đền Đô thờ 8 vị vua nào thời Lý
Đến với Bắc Ninh có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, với nhiều đình chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ. Với một bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. Và một điểm đến khó có thể bỏ qua khi đến với vùng đất Kinh Bắc lừng danh đó chính là đền Lý Bát Đế, là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng cổ kính được bảo tồn hầu như nguyên vẹn, có giá trị văn hóa, lịch sử cao.
Giới thiệu về đền Lý Bát Đế
Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Đền Lý Bát Đế nằm ở xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp.
Nơi đây thờ tám vị vua nhà Lý và ghi dấu tương đối đầy đủ chiều dài lịch sử kéo dài hơn 200 năm đó là:
1. Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028);
2. Lý Thái Tông (1028-1054);
3. Lý Thánh Tông (1054-1072);
4. Lý Nhân Tông (1072-1128);
5. Lý Thần Tông (1128-1138);
6. Lý Anh Tông (1138-1175);
7. Lý Cao Tông (1175-1210);
8. Lý Huệ Tông (1210-1224).
Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp được cho là nơi phát tích của triều đình nhà Lý.
Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
Với kiến trúc độc đáo, giàu nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử thiêng liêng, Đền Lý Bát Đế( Đền Đô) đã được người đời ngợi ca bằng câu ca dao: “Đền Đô kiến trúc tuyệt vời
Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”.
Về kiến trúc
Đền Lý Bát Đế rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.
Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...". Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông và Lý Cao Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Nhân Tông, Lý Anh Tông, và Lý Huệ Tông.
Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt "Cổ Pháp Điện Tạo Bi" (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.
Khu ngoại thất đền Lý Bát Đế gồm thủy đình trên hồ nước trong xanh hình bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương thơ mộng. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc "năm đồng vàng" và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay. Nằm đối xứng hai bên là nhà văn chỉ và nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhau. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng), v.v...
Nhìn chung, kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian trong một tổng thế hài hòa, bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên, vừa nhẹ nhàng, vừa mạnh mẽ lại gần với cuộc sống người dân. Công trình này trải qua hơn nghìn năm vẫn được bảo tồn khá trọn vẹn, là biểu tượng của nét kiến trúc mỹ thuật đặc trưng dưới triều đại nhà Lý.
Đây là công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật rất cao, có ý nghĩa lớn lao trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây cũng là một điểm đến thú vị cho người du lịch, bởi ngoài việc hiểu thêm về lịch sử, thắp nén hương tưởng nhớ các vị tiền nhân, nơi đây còn là một không gian thoáng đãng hài hòa, một cùng mây nước hữu tình, yên ả, nơi tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Lễ hội đền Lý Bát Đế
Lễ hội là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có tính phổ biến trong đời sống xã hội, có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Cũng như mọi lễ hội khác thì lễ hội đền Lý Bát Đế (Đền Đô) được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đồng thời, lễ hội còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tái hiện thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Phần lễ: Trong ngày chính hội (15/3 âm lịch) lễ rước chính được bắt đầu 7 giờ sáng từ chùa Ứng Tâm (chùa Dận, phường Đình Bảng) về Đền, gồm 1 long đình, 1 kiệu mẫu và 9 kiệu vua, thu hút 2.000 người tham gia. Đi đầu đám rước là đoàn múa lân, rồng, thể hiện hùng khí Thăng Long. Tiếp theo là đoàn cờ lớn mang dòng chữ “Đại Việt” và tám cờ đại mang chữ “Lý” và các đoàn nghi trượng như: Cờ người, gươm vàng, 3 ông “Thế Tướng” đi đứng uy nghi hùng dũng, siêu đao bát bửu, trống, chiêng, nhạc tế dân tộc... Khi đám rước về đến Đền, tập trung tại sân rồng và tiếp tục nghi lễ “Đại tế” trong không khí long trọng, tôn nghiêm, nhằm tôn vinh các bậc minh vương nhà Lý đã có nhiều công lao to lớn và cầu mong quốc thái dân an. Sau đó, các đoàn đại biểu và quý khách thập phương vào Đền thành tâm lễ bái.
Với phần hội, nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao đã được tổ chức nhằm phục vụ du khách đến tham quan trẩy hội như: Hát quan họ trên thủy đình, đấu vật, cờ tướng, cờ người, thi đấu bóng chuyền, thi nấu cơm niêu đất, triển lãm sinh vật cảnh, gói bánh phu thê, thể dục dưỡng sinh. Trong tất cả những ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được thưởng thức những làn điệu Quan họ Bắc Ninh mượt mà, đằm thắm.
Lễ hội đền Đô ( Lý Bát Đế) nói riêng và các lễ hội nói chung là biểu trưng của một bảo tàng về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, tập trung nhiều phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội đã, đang và sẽ tác động sâu sắc vào tâm linh, tính cách và đời sống của nhân dân.
Đền Đô thờ 8 vị vua nào thời Lý
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.