Đầu năm tìm về Đền Đô - Nơi linh thiêng của dân tộc

2/26/2015 9:10:47 AM
Trong ánh nắng chói chang của những ngày đầu xuân Ất Mùi, dòng người tìm về Đền Đô mỗi lúc một tấp nập hơn. Không chỉ người dân Hà Nội mà các tỉnh lân cận đều thành kính dâng hương và lắng lòng khi được trở về nơi thờ tự 8 vị vua đời Lý.

 

 

Lớp lớp người từ các cụ ông, cụ bà, những người đang làm việc, học tập và cả các cháu thiếu nhicũng được cha mẹ cho đi cùng để hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc.

 

 

Đền Đô nơi thờ 8 vị vua đời Lý

 

Đền Đô ở làng Đình Bảng (Từ Sơn), nguyên là Thái miếu nhà Lý, do Lý Thái Tổ khởi dựng năm 1019. Năm 1030, Thái miếu được Lý Thái Tông nâng cấp, mở rộng thành Đền thờ Lý Thái Tổ. Năm 1602, Vua Lê Kính Tông đã trùng tu, xây dựng Thái miếu với một quy mô lớn, thờ 8 vị vua triều Lý, lấy tên là Cổ Pháp Điện - Đền Lý Bát Đế.

 

Trải qua gần 900 năm tồn tại, với nhiều lần trùng tu tôn tạo. Đền Đô đã trở thành một địa chỉ linh thiêng của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc.

 

Lý Thái Tổ húy là Lý Công Uẩn, là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028.Dưới triều ông, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và được đổi tên là thành Thăng Long ngày nay.

 

 

 

“Chiếu dời đô” về kinh thành Thăng Long của vua Lý Công Uẩn được thiết kế bằng gốm sứ độc đáo

 

 

 

Dòng người vào lễ tại Đền Đô

 

 

Các đoàn thành kính dâng hương trước cửa Đền

 

 

 

Một góc Đền Đô

 

 

Cây bưởi trĩu quả

 

 

Nhà thờ Mẫu

 

 

Người dân xếp lễ vào dâng hương

 

 

 

Về Đền Đô chúng ta còn được thưởng thức giọng ca quan họ của các liền anh, liền chị trên nhà Thủy Đình (giữa hồ) tạo nên nét chấm phá đặc biệt của người dân Kinh Bắc

 

 

 

Khung cảnh bình yên, thơ mộng trước cửa Đền

 

 

Lời dạy của Khổng Tử; Ảnh Hồ Chủ Tịch; Đạo làm người; Chân lý cuộc sống…là các kỷ vật của Đền Đôtạo nên âm hưởng hồn thiêng sông núi

 

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác