Cách ứng phó khi nước bão lũ dâng cao gây ngập lụt
Lượng mưa nhiều kết hợp với nước từ đầu nguồn chảy về khiến nhiều khu vực trũng, vùng thấp rơi vào tình trạng ngập lụt. Để đảm bảo an toàn chúng ta nên chuẩn bị những gì để đối phó với tình trạng ngập kéo dài.
Sau khi cơn bão lớn đổ bộ vào đất liền không chỉ gây hư hại nhà cửa, cây cối, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân mà còn có thể gây tình trạng ngập lụt kéo dài trong nhiều ngày. Ngập lụt sau bão xảy ra do ảnh hưởng của hoàn lưu gây mưa lớn, cùng với việc các hồ thủy điện xả lũ, khiến nước sông từ thượng nguồn đổ về lớn, nước khó thoát kịp nên gây tình trạng ngập úng cục bộ.
Để đảm bảo an toàn trong những ngày bị ngập lụt do mưa bão gây nên chúng ta cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sau đây:
Dự trữ thực phẩm
Trước khi có bão hãy chuẩn bị lương thực tươi, đồ khô dự trữ trong khoảng 3-7 ngày. Nên mua sẵn một số loại thịt tươi như thịt bò, thịt vịt, thịt gà, thịt lợn,… sơ chế sạch sẽ, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Dự trữ một số loại rau xanh dùng trong khoảng 1-3 ngày như: rau muống, rau cải xanh, ngọn bí, ngọn su su, quả bầu, cà tím,… những loại rau này dễ bị thối hỏng khi để nơi ẩm ướt do đó cần để nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát của tủ lạnh, số lượng dự trữ nên từ khoảng 1-3 bó, không nên dự trữ quá nhiều.
Dự trữ thêm một số loại củ quả có thể để lâu trong khoảng từ 5-10 ngày để phòng trường hợp mưa lớn gây ngập lụt, mất điện kéo dài, nước chảy xiết, đồi núi sạt nở gây khó khăn đi lại như: củ khoai tây, cà rốt, bí đỏ, khoai sọ, bí xanh, khoai lang,…
Một số thực phẩm khô cần dự trữ sẵn bao gồm: gạo, muối, dầu ăn, cá khô, mỳ ăn liền, mỳ gạo, miến, một số loại đồ đóng hộp, bánh ngọt, sữa, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, lạc khô, thịt lợn hoặc thịt bò, thịt trâu được sấy khô, lạp xưởng, đồ hộp,…
Khi ngập lụt kéo dài có thể kéo theo tình trạng mất điện do vậy chỉ nên dự trữ lượng thịt tươi, rau xanh vừa đủ, không nên dự trữ quá nhiều tránh gây lãng phí, hư hỏng thực phẩm, gây ảnh hưởng sức khỏe nếu ăn phải những thực phẩm đã bị hỏng, ôi thiu do không được bảo quản lạnh.
Dự trữ thuốc men khẩn cấp
Để đảm bảo an toàn sức khỏe trước trong và sau khi mưa bão, ngập lụt kéo dài, chúng ta cần dự trữ một số loại thuốc men như: thuốc hạ sốt, thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, thuốc chống dị ứng, băng sạch, bông y tế, thuốc sát trùng, dung dịch sát khuẩn,... Một số người có bệnh nền cần chuẩn bị thuốc đặc trị theo đơn của bác sĩ.
Bếp cồn khô, bếp gas mini, bếp than, bếp củi
Nên chuẩn bị trước bếp cồn hoặc bếp gas mini, bếp than, bếp củi trong nhà bởi khi mưa bão, ngập lụt kéo dài gây ra tình trạng mất điện khiến việc nấu thức ăn bằng bếp từ, bếp điện bị gián đoạn.
Sơ tán đến những khu vực cao
Để đảm bảo an toàn những người ở khu vực trũng thấp, gần đê, ven sông, suối hãy di dời đến những khu vực cao, không bị ngập lụt tránh nước lũ dâng cao đột ngột gây nguy hiểm. Hãy thực hiện việc sơ tán đến các địa điểm mà các cơ quan chức năng đã chuẩn bị hoặc sơ tán đến những nhà người thân, bạn bè ở những khu vực không bị ngập lụt do mưa bão hoặc di chuyển lên tầng 2 của tòa nhà nếu có.
Không chơi đùa, bơi lội hoặc đi lại trong khu vực nước ngập
Tuyệt đối không chơi đùa, bơi lội, đi lại trong khu vực bị ngập nhất là các khu vực ven sông, ven suối,… Nếu bắt buộc phải di chuyển vào khu vực nước ngập khi di chuyển phải sử dụng áo phao hoặc các đồ vật nổi khác để đảm bảo an toàn.
Kê đồ đạc lên cao
Bảo vệ tài sản của gia đình hãy kê các đồ vật, vật dụng, thiết bị điện tử, lương thực, tủ lạnh, bàn ghế, xe,… lên cao để đề phòng nước tràn vào trong nhà gây hư hỏng hoặc có điều kiện hãy di chuyển các đồ đạc ra khỏi nhà, lên những nơi cao ráo không bị ngập lụt.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau