Công nghệ 4.0 khắc phục những thủ tục rườm rà khi đi khám bệnh

4/21/2018 11:58:25 AM
Là một trong những cường quốc đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc đã khiến thế giới khâm phục khi sử dụng công nghệ 4.0 vào y tế, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Qua đó thay thế những thủ tục rườm rà trong khám, điều trị bệnh.

 

Là một trong những cường quốc đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc đã khiến thế giới khâm phục khi sử dụng công nghệ 4.0 vào y tế, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Qua đó thay thế những thủ tục rườm rà trong khám, điều trị bệnh.

Thực trạng và những nhân tố bứt phá

Các cơ quan truyền thông cho biết tại một bệnh viện ở thành phố Quảng Châu,  Trí tuệ nhân tạo và các công nghệ 4.0 đã thay đổi cách thức hoạt động của cả y bác sĩ lẫn bệnh nhân.

Khi sử dụng công nghệ mới, từ việc lên kế hoạch làm việc đến chuẩn đoán bệnh, chụp ảnh CT, sắp xếp, lưu trữ bệnh án và phân bổ trang thiết bị y khoa…đều được  các "nhân viên AI" đang tham gia đảm nhiệm hết tất cả.

Năm 2016, Trung Quốc chỉ có 2,3 nhân viên y tế cho mỗi 1.000 người dân. Nếu so sánh, con số này cực kỳ khiêm tốn so với tỷ lệ 4,25 của Thụy Sĩ và 2,8 của Anh. Không chỉ vậy, việc dân số ngày một già đi đã góp phần gia tăng sức ép lên hệ thống y tế còn nhiều tồn tại của Trung Quốc.

Với những lý do trên, tham vọng đưa 4.0 vào ngành y tế đã được sự hỗ trợ của gã khổng lồ công nghệ Tencent và một trong những doanh nghiệp hàng đầu về nhận diện giọng nói – iFlytek. Sau thời gian bàn bạc để đi đến thống nhất chung, hai công ty này và một loạt các hãng công nghệ khác đang phối hợp với Bệnh viện Tỉnh Quảng Châu để biến tương lai thành hiện thực.

Chẩn đoán bệnh qua WeChat

Để áp dụng vào khám bệnh, ứng dụng nhắn tin phổ biến của Trung Quốc - WeChat giúp người dùng có thể "kết bạn" trực tiếp với tài khoản Bệnh viện Tỉnh Quảng Châu, người dùng có thể chat để nhận được những chẩn đoán sơ lược.

Khi tiếp nhận thông tin, một "bác sĩ thông minh" sẽ chất vấn người dùng với một loạt câu hỏi (giống chức năng tự chẩn đoán trên WebMD). Sau đó "bác sĩ AI" này sẽ cho người dùng những lời khuyên hữu ích nhất.

Là người đã sử dụng công nghệ mới, một phụ nữ 23 tuổi tên Zeng đã chia sẻ với tờ báo địa phương rằng, sau 24 câu hỏi từ "bác sĩ robot", Zeng được biết nguyên nhân những cơn đau bụng kéo dài không phải là do đau bao tử mà có nguy cơ liên quan đến buồng trứng. Vì vậy "bác sĩ AI" đã khuyên Zeng đến gặp các bác sĩ phụ khoa nếu muốn chữa trị bệnh tận gốc.

Lại nói về Bệnh viện Tỉnh Quảng Châu, để xây dựng nên dữ liệu và huấn luyện "bác sĩ" AI chuẩn đoán bệnh chính xác. Các nhà khoa học đã dành ra gần 2 năm để thống kê và hệ thống hóa hơn 100.000 bệnh án khác nhau trong suốt 12 năm hoạt động. Không chỉ vậy, hệ thống AIcòn được phép truy cập hơn 300 triệu bệnh án từ thập kỷ 90 khắp nơi trên lãnh thổ Trung Quốc để đảm bảo sự chính xác. Với những lý do trên, "bác sĩ AI" được Bệnh viện Tỉnh Quảng Châu tự tin và khẳng định có khả năng chuẩn đoán chính xác 90% hơn 200 căn bệnh thông dụng nhất hiện nay.

 

Ngoài tính ưu việt trên, hệ thống quản lý bệnh nhân của Bệnh viện Tỉnh Quảng Châu còn dung công nghệ nhận diện khuôn mặt để tạo hồ sơ mới cho những người lần đầu tiên khám tại đây một cách hết sức nhanh chóng.

Cụ thể, mỗi bệnh nhân sẽ được thu một đoạn video ngắn xung quanh mặt, sau đó hình ảnh sẽ được trích xuất và lưu trữ trong hệ thống an ninh của chính phủ.

Ở chiều ngược lại, việc AI cũng đi đôi với các nghi ngại lớn. Nguyên nhân do Viện công nghệ MIT cho rằng các nhà lập pháp và hành pháp của Trung Quốc nên cân nhắc kỹ khi có sự cố xảy ra ‘Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu "bác sĩ AI" đưa ra chuẩn đoán sai, gây hậu quả nghiêm trọng?’

Trên thực tế, thời gian qua đất nước hơn một tỷ dân đã không ngần ngại với kế hoạch "đổi mới" bằng cách chấp thuận cho một robot đậu cuộc thi y khoa và trở thành robot đầu tiên có bằng chứng nhận y khoa trên thế giới. Tuy vậy các nhà khoa học nhận định dù AI có phát triển đến mức độ nào thì vẫn nên có một bác sĩ thực thụ để kiểm tra và ký xác nhận các báo cáo, chuẩn đoán bệnh cuối cùng để tránh những điều không mong muốn có thể sẽ xảy ra.

Theo Tri thức trẻ

Các tin khác