Chùa Tiêu - Một ngôi chùa đặc biệt có nhục thân
Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam, là sản phẩm kiến trúc nghệ thuật thời Lê - Nguyễn. Nơi đây ẩn chứa nhiều bí ẩn thú vị về một pho tượng gần 300 năm tuổi được táng theo kiểu nhục thân.
Theo PGS. TS khoa học Nguyễn Lân Cường: “Giống như nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội), thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền kiết già và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa”.
Ông cũng cho biết điều khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc mà lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống. Từ các phát hiện này, chứng tỏ phương thức táng tượng của Việt Nam rất độc đáo và đạt trình độ rất cao.
Cảnh hồ trước cổng chùa
Trước hiện tượng này, Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó Tổng Thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN nhận định: “Để có thể tượng táng được như thế cần nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là các Ngài biết được quy luật (nhà Phật gọi là tu chứng), có nhân duyên nhiều công quả và những công phu khác thường. Đồng thời phải hiểu rõ thời điểm nào mình sẽ viên tịch để mà có chế độ ăn thích hợp”.
Theo truyền thuyết, Đức Phật sau khi tịch cũng để lại xá lợi là những viên ngọc ngũ sắc, ngay cả cho vào nhiệt độ rất cao cũng không thiêu huỷ được. Còn như thiền sư Như Trí là toàn thân xá lợi.
Theo Ni trưởng Thích Đàm Chính trụ trì chùa Tiêu thì cách đây hơn 60 năm, ở ngôi tháp trước tòa Tam Bảo có cốt một nhà sư. Ngày ấy, qua khe gạch nứt vỡ người ta đã nhìn rõ hình hài pho tượng táng (người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể - PV). Sau do chiến tranh và sợ bị động, nhà chùa đã xây bịt cửa tháp.
Cho đến ngày 5/3/2004, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, cửa tháp đã được mở ra. Thông qua riềm bức họa gắn tại cửa chính có đắp nổi các chữ Hán (viết theo lối Triện) xác định được nhục thân trong ngôi tháp này là Hòa thượng Như Trí.
Cổng chùa Tiêu.
Gần 7 tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ, ngày 26/9/2004 nhục thân thiền sư Như Trí đã được tu bổ và khôi phục xong. Tượng Thiền sư trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại.
Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, trong đó có “Thiền uyển tập anh” - cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần. Đây là tác phẩm không những có giá trị về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian.
Nơi thờ Nhục Thân Như Trí
Nhà tổ là nơi thờ Thiên sư Vạn Hạnh với pho tượng bằng đồng đặt trong khám ở gian giữa và một bài vị ghi rõ: “Lý triều nhập nội, Tể tướng Lý Vạn Hạnh thiền sư thần vị”. Gian cạnh là tượng và ban thờ Đức thánh mẫu Phạm Thị. Đáng chú ý trong nhà bia còn tấm bia đá thời Lê, mặt khắc nổi 4 chữ Hán: “Lý Gia Linh Thạch” tức hòn đá thiêng của nhà Lý và những dòng chữ khắc ở mặt sau không chỉ cho biết quê hương của bà Phạm Thị - Thân mẫu của Lý Công Uẩn mà còn là nguồn tài liệu khẳng định Tiêu Sơn - Tương Giang đất địa linh nơi gắn bó với sự nghiệp của đời nhà Lý, gắn bó với thiền sư Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn - vị vua khai sáng triều Lý, con người đã quyết định lịch sử rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, xây dựng kinh đô Thăng Long năm 1010.
Chùa Tiêu - một ngôi chùa đặc biệt
Tượng Thiền sư Vạn Hạnh.
“Không biết từ bao giờ ngôi chùa này đã không có hòm công đức như các chùa khác. Và cũng không thể lý giải được tại sao khi xây dựng bất cứ cái gì, nhà chùa đều hoàn thiện và xây dựng khang trang mặc dù không nhận tiền công đức của khách thập phương” - Một vãi chia sẻ. “Hình thức công đức ở đây chỉ khi nhà chùa đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho chùa. Còn khi xây dựng xong hoặc không xây dựng gì thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức nào, của ai” - Sư trụ trì cho biết.
Dịch thơ trên phiến đá cổ tại chùa Tiêu.
Lễ hội chùa Tiêu hàng năm được tổ chức vào ngày giỗ Thiền sư Vạn Hạnh, mùng bảy tháng giêng cũng để tượng nhớ ngày mất của bà Phạm Thị.
Đến chùa Tiêu, khách thập phương không chỉ chiêm bái pho tượng thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và cực kỳ quý giá ở Việt Nam mà còn biết thêm về một ngôi chùa cất dữ tài liệu “Thiền uyển tập anh” – tác phẩm sử học và văn học có giá trị ghi chép các vị anh tú trong vườn thiền thời Lý.
Hoa sữa - Skcs.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.