Chùa Nôm, những điều kỳ lạ khoa học không giải thích nổi
Chùa Nôm hay còn gọi là Chùa Linh thông cổ tự thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là ngôi đại tự có tiếng của phố Hiến còn lưu giữ được nhiều nét cổ. Chùa Nôm nằm cách Hà Nội 30 km về hướng đông, đây là ngôi chùa được nhiều người biết đến từ bao đời nay bởi sự cổ kính và cả những giá trị về văn hóa tâm linh.
Chùa Nôm được coi là điểm đến không thể thiếu của khách du lịch thập phương mỗi khi về Hưng Yên. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Đại đức Thích Đồng Huệ trụ trì chùa Nôm giới thiệu về hơn 100 pho tượng đất đã có tuổi thọ 1000 năm. Trải qua nhiều trận lụt trong lịch sử, những bức tượng đất cổ ở chùa Nôm, tỉnh Hưng Yên vẫn còn nguyên vẹn và giữ được tất cả lớp sơn son thiếp vàng.
Mấy năm trở lại đây chùa Nôm được trùng tu tôn tạo đã tạo cảnh quan khang trang nhưng vẫn phù hợp với quần thể di tích chung tại ngôi làng cổ (làng Nôm) cùng với chợ Nôm, Cầu Nôm cổ kính... Đây là một quần thể di tích lịch sử văn hóa có các yếu tố cơ bản tạo thành một làng quê tiêu biểu của Việt Nam.
Ngay từ khi bước vào cổng làng Nôm, du khách sẽ ấn tượng với cảnh quan cổ xưa với những nếp nhà xưa cũ, mái đình rêu phong, giếng nước, cây đa… Theo phong tục của làng, để đến ngôi chùa cổ linh thiêng, mỗi du khách thường ghé qua đình Tam Giang (thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng) thắp nén hương trầm để cầu may mắn. Sau đó bước qua 9 nhịp đầu rồng trên phiến đá xanh hơn 200 năm tuổi soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức. Tham quan chùa Nôm, du khách không khỏi ngỡ ngàng với không gian xanh, yên bình và thả hồn mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ bí của những pho tượng cổ linh thiêng.
Chùa Nôm cũng gắn với làng nghề đúc đồng truyền thống bao đời. Không ai biết chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ chỉ biết rằng hai tấm bia lớn vẫn được bảo tồn tại chùa đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu vô cùng quý báu có nội dung: Thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân 1680 sau khi lên ngôi nhà vua. Đây có thể coi là dấu mốc để xác định thời gian xây dựng chùa.
122 pho tượng đất ở chùa Nôm đã 1.000 năm không hỏng?
Theo Đại Đức Thích Đồng Huệ: Năm 1998 thầy về trụ trì, chùa Nôm dột nát lắm, mỗi trận mưa lớn, nước trút lên đầu các pho tượng, thầy Huệ lại lấy áo mưa mặc cho tượng nhưng cũng không tránh khỏi ướt, thế nhưng toàn bộ số tượng đất vẫn không bị ảnh hưởng bởi mưa gió. Theo thầy Huệ, lịch sử những pho tượng đất này còn bí ẩn hơn cả ngôi chùa Nôm, quá trình tu sửa chùa Nôm còn được nhắc đến trong một số văn bia, nhưng các pho tượng đất thì tuyệt nhiên không được nhắc đến và cũng không ai biết rõ. Trải qua nhiều năm, những pho tượng này vẫn còn nguyên vẹn, chưa phải tu sửa. ngay lớp sơn phủ bên ngoài cũng vẫn là nguyên bản từ xưa. Một số tứ liệu lịch sử còn ghi lại: Trận lụt năm 1945 do vỡ đê sông Hồng và một số con sông khác ở miền Bắc đã nhấn chìm toàn bộ ngôi làng, nước ngập đến nóc chùa Nôm đã làm trôi cả mái chùa, không ai tin những pho tượng đất sẽ còn tồn tại sau cả tháng bị ngâm trong nước. Nhưng không ai ngờ sau khi nước rút đi, ngôi chùa đổ vỡ loang lổ nhưng những pho tượng đất thì vẫn còn nguyên vẹn. Người dân, thầy chùa múc nước dội lên các pho tượng, lớp bùn trôi đi, các pho tượng đất lại hiện ra lớp sơn sáng bóng như mới.
Tiếp đó là trận lụt năm 1971 rồi trận lụt năm 1986, các pho tượng đất trong chùa Nôm tiếp tục bị ngâm nước nhiều ngày nhưng vẫn nguyên vẹn trước sự ngỡ ngàng của người dân. Trải qua hàng chục trận lụt trong lịch sử, các pho tượng đất chùa Nôm chìm trong nước nhiều lần nhưng điều kỳ lạ là các pho tượng này vẫn được giữ nguyên. Đây là điều mà nhiều nhà nghiên cứu về chùa Nôm tìm hiểu nhưng chưa lý giải được, thầy Huệ cho biết: Cho đến lúc này các nhà khoa học cũng chưa biết được những pho tượng này đã tồn tại bao nhiêu năm, có người thì bảo vài trăm năm, người thì khẳng định những bức tượng đất ở chùa Nôm đã có từ nghìn năm. Các cụ già nơi đây thì cho rằng, cha ông tổ tiên nhiều đời của họ cũng không biết tượng đất ở chùa Nôm hiện nay có từ khi nào, chỉ biết đời nọ nối tiếp đời kia bảo vệ những pho tượng quý này.
Một số nhà khoa học cũng cho rằng sau khi về tìm hiểu tại chùa, những pho tượng như Tam thanh, Tam thế, A Di đà, Phật bà, Đức ông, Đức thánh hiền, Bát bộ Kim Cương, Thập điện... thì khó có thể biết được tạo tác từ khi nào, bởi những pho tượng này mang truyền thống của chùa chiền xứ Bắc. Tuy nhiên, các pho tượng Thập bát La Hán ở hai dãy hành lang chùa thì là những pho tượng tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc khoảng thế kỷ từ 10-13.
Như vậy có thể những pho tượng đất ở chùa Nôm hiện nay còn tồn tại đã được các nghệ nhân tạo tác từ thời Lý- Trần, đã trên dưới 1.000 năm. Cũng đã có ý kiến của các nhà khoa học và chuyên môn cho rằng: Nếu thực sự những pho tượng đất ở chùa Nôm có tuổi đời 1000 năm thì đây là những di sản còn nguyên vẹn và quý hiếm. Và điều đáng ngạc nhiên là không phải là số lượng tượng đất mà là độ bền không thể tượng tượng được của những pho tượng đất này. Được biết, cùng với 122 pho tượng đất nghìn năm, chùa Nôm hiện nay còn lưu giữ được tòa tượng có tên Cửu Long Phật đản bằng đồng có phủ một lớp ngoài bằng vàng. Và từ năm 1998 đến nay, chùa Nôm được trùng tu, tôn tạo khang trang nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính phù hợp với khung cảnh chung với làng Nôm, hàng năm thu hút hàng vạn du khách thập phương về vãn cảnh chùa Nôm.
Một số hình ảnh về chùa Nôm
Văn hóa tâm linh Chùa Nôm
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.