Chùa Nôm ngôi chùa cổ tuyệt đẹp
Địa Điểm Chùa Nôm:
Chùa Nôm nằm thuộc địa phận làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên
Lịch Sử Chùa Nôm:
Chùa được xây dựng từ hàng trăm năm trước. Hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu quý từ thời Hậu Lê, đời Chính Hòa, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa.
Chùa Nôm còn có tên gọi khác là "Linh Thông cổ tự". Chùa thuộc thiền phái Lâm Tế. Đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc. Chùa nằm trong một quần thể di tích gồm cả đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng.
Kiến Trúc Chùa Nôm:
Tam quan chùa Nôm nằm dưới những bóng cây cổ thụ tạo nên vẻ trầm mặc, thanh bình. Bước qua tam quan là lầu chuông và lầu trống nằm đối xứng hai bên. Cạnh lầu chuông là một hồ nước trong xanh như mở ra thêm không gian tĩnh mịch cho ngôi chùa.
Đến với chùa Nôm, du khách còn được chiêm ngưỡng khu vườn mộ tháp bằng đá ong nằm bên cạnh ngôi chùa cổ. Đó là những tháp đá tuyệt đẹp và nguyên vẹn. Trải qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, những tòa tháp đá vẫn đứng vững như thách thức với thời gian.
Đặc biệt, chùa Nôm còn lưu giữ được một tòa tương cổ bằng đồng cực kỳ quý hiếm có tên gọi “Cửu Long Phật đản”. Tòa tượng này miêu tả cuộc đời của đức Phật tổ Như Lai. Chính giữa tòa tượng là cảnh Phật tổ từ khi mới chào đời, xung quanh là 9 con rồng uốn lượn, trên mỗi con rồng là một hình người nhỏ tượng trưng cho từng giai đoạn cuộc đời và tu hành của đức Phật. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều hiện vật quý khác như tháp đồng, chuông đồng, đỉnh đồng…
Hiện nay, chùa Nôm còn lưu giữ được 122 pho tượng Phật bằng đất lớn bé, to nhỏ khác nhau có tuổi hàng trăm năm. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn cả là trải qua rất nhiều trận lụt lịch sử, ngôi chùa trìm trong biển nước các pho tượng ở nhiều trạng thái, tư khác nhau vẫn còn nguyên vẹn, sáng bóng. Nhiều nhà khoa học đã đến đây nghiên cứu xong đều không giải thích được hiện tượng này.
Những ai có sở thích vãn cảnh tâm linh thì đây là một điểm đến thật lý tưởng bởi xung quanh chùa có rất nhiều cây xanh, khuôn viên rộng, thoáng mát và chùa tuyệt đẹp với rất nhiều chiếc cầu đá mang dáng vẻ cổ kính
Bản đồ địa điểm chù Nôm, Văn Lâm, Hưng Yên:
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.