Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 9 ôn thi, ôn vào 10, Bài 2 có đáp án: Lai một cặp tính trạng (Phần 4)
Câu trắc nghiệm sinh học lớp 9 ôn thi, ôn vào 10, Bài 3 có đáp án: Lai một cặp tính trạng (Phần 4)
Bài 3: Lai một cặp tính trạng, phép lai phân tích
Câu 1: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách
A. Lai giữa cơ thể đồng hợp với cá thể mang kiểu hình lặn.
B. Lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau.
C. Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
D. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.
Đáp án: D vì Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.
Câu 2: Lai phân tích là:
A. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn
B. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng lặn với cá thể mang tính trạng lặn
C. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp với cá thể mang tính trạng lặn
D. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
Đáp án: D vì phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.
Câu 3: Muốn tiến hành phép lai phân tích người ta cho đối tượng nghiên cứu
A. Quan sát NST dưới kính hiển vi điện tử
B. Lai với F1
C. Lai với cá thể đồng hợp lặn về tính trạng tương ứng
D. Lai trở lại với bố mẹ
Đáp án: C vì phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể đồng hợp lặn về các tính trạng tương ứng.
Câu 4: Phép lai …(I)… là phép lai được sử dụng để nhằm kiểm tra …(II)… của một cơ thể mang tính trội nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng.cách làm là cho cơ thể mang tính trội cần kiểm tra lai với cơ thể mang …(III)…
I, II, III lần lượt là:
A. Một cặp tính trạng, kiểu hình, kiểu gen không thuần chủng
B. Phân tích, kiểu gen, tính trạng lặn
C. Hai cặp tính trạng, các cặp tính trạng, kiểu gen thuần chủng
D. Một cặp hoặc hai cặp tính trạng, nhân tố di truyền, tính trạng lặn và tính trạng trội
Đáp án: B vì phép lai phân tích là phép lai được sử dụng để nhằm kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang tính trội nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng cách làm là cho cơ thể mang tính trội cần kiểm tra lai với cơ thể mang tính trạng lặn
Câu 5: Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp với 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn
B. Thay đổi vai trò của bố mẹ trong qua trình lai dể phân tích vai trò của bố và mẹ trong quá trình di truyền các tính trạng
C. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với một cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn
D. Giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen
Đáp án: D vì lai phân tích là phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen
Câu 6: Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa cá thể đồng hợp trội với cá thể đồng hợp lặn.
B. Giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn.
C. Giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
D. Giữa cá thể dị hợp trội với cá thể mang tính trạng lặn.
Đáp án: C vì lai phân tích là phép lai: Giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Câu 7: Phép lai phân tích là phép lai giữa những cá thể có kiểu hình nào với nhau:
A. Trội với lặn.
B. Lặn với lặn
C. Trội với trội.
D. Cả A với C
Đáp án cần chọn là: A vì phép lai phân tích là phép lai giữa những cá thể có kiểu hình trội với cá thể mang kiểu hình lặn.
Câu 8: Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là:
A. Lai phân tích.
B. Tạo dòng thuần chủng.
C. Lai hữu tính.
D. Tạo giống mới.
Đáp án cần chọn là: A vì phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn là lai phân tích.
Câu 9: Thế nào là lai phân tích:
A. Là phép lai giữa các cá thể mang kiểu gen dị hợp.
B. Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
C. Là phép lại giữa các cá thể mang tính trạng trội.
D. Là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng lặn.
Đáp án cần chọn là: B vì Lai phân tích là phép lai: Giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Câu 10: Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa × aa; II. Aa × Aa; III. AA × aa; IV. AA × Aa; V. aa × aa.
A. I, III, V
B. I, III
C. II, III
D. I, V
Đáp án cần chọn là: B vì các phép lai phân tich là: I, III.
Câu 11: Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích:
A. AA × Aa
B. AA × AA
C. Aa × Aa
D. Aa × aa
Đáp án cần chọn là: D vì Aa × aa là phép lai phân tích
Câu 12: Nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì kết quả về kiểu hình ở con lai phân tích là:
A. Chỉ có 1 kiểu hình
B. Có 3 kiểu hình
C. Có 4 kiểu hình
D. Có 2 kiểu hình
Đáp án cần chọn là: A vì nếu cho lai phân tích cơ thể mang tính trội thuần chủng thì con lai chỉ có 1 kiểu hình.
Câu 13: Nếu tính trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là:
A. 1 trội : 1 trung gian
B. Đồng tính trung gian
C. Đồng tính trội
D. 1 trội : 1 lặn
Đáp án cần chọn là: D vì cơ thể mang tính trội không thuần chủng (Aa) lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là: 1 trội : 1 lặn (1Aa : 1aa)
Câu 14: Trong lai phân tích làm thế nào để biết cá thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp?
A. Nếu thế hệ lai đồng tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp
B. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen đồng hợp
C. Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp
D. Cả A và C đều đúng
Đáp án cần chọn là: D vì trong lai phân tích: Nếu thế hệ lai phân tính chứng tỏ cá thể mang kiểu hình trội có kiểu gen dị hợp, đồng tính chứng tỏ cá thể đem lai là đồng hợp
Câu 15: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
A. Toàn quả đỏ
B. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng
C. Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
D. Toàn quả vàng
Đáp án cần chọn là: A
P: AA x aa
F1: 100% Aa (Toàn quả đỏ)
Câu 16: Lấy cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thu được kết quả:
A. 112 cây quả đỏ: 125 cây quả vàng
B. 108 cây quả đỏ: 36 cây quả vàng
C. Toàn cây quả đỏ
D. Toàn cây quả vàng
Đáp án cần chọn là: C vì
P: AA x aa
F1: 100% Aa (Toàn quả đỏ)
Câu 17: Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai không đồng tính
A. P: AA × aa
B. P: AA × AA
C. P: Aa × aa
D. P: aa × aa
Đáp án cần chọn là: C vì phép lai cho kết quả ở con lai không đồng tính là Aa × aa → Aa : aa
Câu 18: Ý nghĩa của phép lai phân tích:
A. Nhằm xác định kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
B. Nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
C. Nhằm xác định tính trạng của cá thể mang tính trạng trội.
D. Nhằm xác định kết quả ở thế hệ con.
Đáp án cần chọn là: B vì phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Câu 19: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm:
A. Để phân biệt thể đồng hợp với thể dị hợp
B. Để nâng cao hiệu quả lai
C. Để tìm ra các cá thể đồng hợp trội
D. Để tìm ra các cá thể đồng hợp lặn
Đáp án cần chọn là: C vì người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm: Để tìm ra các cá thể đồng hợp trội
Câu 20: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định
A. Kiểu gen của tất cả các tính trạng.
B. Kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
C. Kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
D. Kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Đáp án cần chọn là: D vì mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Câu 21: Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp:
A. Phân tích cơ thể lai
B. Tạp giao
C. Lai phân tích
D. Lai thuận nghịch
Đáp án cần chọn là: C vì để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp lai phân tích
Câu 22: Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây
A. Lai xa kèm đa bội hoá
B. Quan sát NST dưới kính hiển vi điện tử
C. Lai phân tích
D. Lai thuận nghịch
Đáp án cần chọn là: C
Người ta sử dụng phép lai phân tích để biết được kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội đó là đồng hợp hay dị hợp
VD: Nếu là đồng hợp: AA × aa → 100% Aa → F1 đồng hình
Nếu là dị hợp: Aa × aa → 50% Aa : 50% aa → F1 phân ly 1:1
Câu 23: Lai phân tích nhằm mục đích:
A. Kiểm tra kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
B. Kiểm tra kiểu gen
C. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
D. Kiểm tra kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội .
Đáp án cần chọn là: C vì lai phân tích nhằm mục đích: xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Câu 24: Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào?
A. Tự thụ phấn
B. Giao phấn.
C. Lai phân tích
D. Lai với cơ thể đồng hợp khác.
Đáp án cần chọn là: C vì để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai phân tích
Câu 25: Đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở F2 trong phép lai của Menđen, ta sẽ thu được kết quả nào sau đây?
A. 100% có kiểu gen giống nhau
B. 1/2 cá thể Fb có kiểu gen giống F1.
C. 2/3 cá thể Fb có kiểu gen giống F1.
D. 1/3 cá thể Fb có kiểu gen giống F1.
Đáp án cần chọn là: C vì các cá thể có kiểu hình trội F2 trong phép lai của Menđen gồm: 1/3 AA : 2/3 Aa
Lai phân tích: AA × aa → 100% Aa
Lai phân tích: Aa × aa → 1/2 Aa : 1/2 aa
→ Fb: 1/3 Aa : 2/3 × (1/2 Aa : 1/2 aa) = 2/3 Aa : 1/3 aa
Câu 26: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thu được F1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được kết quả F2 là:
A. 75% quả đỏ : 25% quả vàng
B. 50% quả vàng : 50% quả đỏ
C. Toàn quả vàng
D. Toàn quả đỏ
Đáp án cần chọn là: A
P Lai phân tích: AA × aa → 100% Aa
Tự thụ phấn: Aa × Aa → 1AA: 2Aa: 1aa
Kiểu hình: 75% quả đỏ : 25% quả vàng
Câu 27: Phép lai dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng là:
A. P: AaBb × aabb
B. P: AaBb × AAbb
C. P: AaBb × aaBB
D. P: AaBb × AABB
Đáp án cần chọn là: A vì phép lai phân tích hai cặp tính trạng là AaBb × aabb.
Câu 28: Một gen quy định một tính trạng, tính trạng là trội hoàn toàn, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta có thể tiến hành các thí nghiệm nào dưới đây?
A. Lai phân tích.
B. . Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa.
C. 3. Tự thụ phấn.
D. 1, 2.
E. 1, 3.
F. 2, 3.
G. 1, 2, 3.
Đáp án cần chọn là: B vì phép lai phân tích và cho tự thụ phấn có thể xác định được cá thể là đồng hợp hay dị hợp.
+ Lai phân tích: cá thể đồng hợp cho ra 1 kiểu hình trội, cá thể dị hợp cho ra 2 kiểu hình trội và lặn với tỉ lệ bằng nhau.
+ Tự thụ phấn: cá thể đồng hợp cho ra 1 kiểu hình trội, cá thể dị hợp cho ra hai kiểu hình với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
Câu 29: Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng:
A. Phép lai phân tích
B. Phép lai thuận nghịch
C. Phép lai hai bố mẹ thuần chủng
D. Không sử dụng được phép lai nào ở trên
Đáp án cần chọn là: A vì để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích.
Câu 30: Để biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, người ta thực hiện cách sau:
A. Cho lai phân tích giữa cơ thể mang tính trạng này với cơ thể mang tính trạng kia
B. Cho lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có tínhtrạng khác nhau, tính trạng nào xuất hiện ở F1 là tính trội
C. Cho các cây thuần chủng tự thụ và theo dõi qua nhiều thế hệ
D. Cách A, B đều đúng
Đáp án cần chọn là: B vì để biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, người ta thực hiện cách sau: Cho lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có tínhtrạng khác nhau, tính trạng nào xuất hiện ở F1 là tính trội
Câu 31: Ý nghĩa của tương quan trội lặn là:
A. Phải kiểm tra độ thuần chủng của giốngnhằmtránh sự phân li tính trạng (ở F1) làm ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng.
B. Tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao
C. Xác định các tính trạng mong muốn
D. Tất cả các ý trênĐáp án cần chọn là: D vì ý nghĩa của tương quan trội – lặn:
+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao. Người ta dựa vào tương quan trội – lặn.
+ Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.
Câu 32: Nếu tiếp tục lai phân tích cơ thể F1 (Aa - dài), kiểu hình thu được của đời sau là
A. 1 dài : 2 ngắn
B. 1 dài : 1 ngắn
C. 3 dài : 1 ngắn
D. 1 dài : 3 ngắnĐáp án cần chọn là: B
F1: Aa (dài) đem lai phân tích:
Aa × aa → 1Aa : 1aa
KH: 1 dài : 1 ngắn
Câu 33: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ (A) trội hoàn toàn so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen:
A. AA (quả đỏ)
B. aa (quả vàng)
C. Cả AA và Aa
D. Aa (quả đỏ ) Đáp án cần chọn là: A vì F1: 100% quả đỏ => P thuần chủng (AA): quả đỏ
Câu 34: Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen như thế nào?
A. Kiểu gen đồng hợp.
B. Kiểu gen dị hợp
C. Kiểu gen dị hợp hai cặp gen.
D. Kiểu gen đồng hợp trội.Đáp án cần chọn là: B vì trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen dị hợp
Câu 35: Vì nguyên nhân nào sau đây phép lai phân tích cho phép xác định được kiểu gen của đối tượng đem lai
A. Vì dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu gen ở FB có thể biết được tỉ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu
B. Vì kết quả phân li kiểu hình ở FB hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu
C. Vì phương pháp này thường xảy ra sự phân tính kiểu hình
D. Vì phương pháp này đơn giản và ưu thế nhất
Đáp án cần chọn là: B vì phép lai phân tích cho phép xác định được kiểu gen của đối tượng đem lai vì kết quả phân li kiểu hình ở Fb hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu
Câu 36: Ở hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Lai phân tích cây có màu hoa đỏ ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình
A. 1 đỏ, 1 hồng
B. Toàn đỏ
C. 1 hồng, 1 trắng
D. Toàn hồngĐáp án cần chọn là: D
P: DD x dd
F1: 100%Dd (Toàn hồng)
Câu 37: Ở hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Tiến hành lai giữa 2 cây hoa màu hồng ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
A. Toàn đỏ
B. Toàn hồng
B. 3 đỏ : 1 trắng
C. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
Đáp án cần chọn là: D
P: Dd x Dd
F1: 1 DD : 2Dd : 1dd
KH: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
Câu 38: Ở hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 hồng : 1 trắng
B. 1 đỏ : 1 trắng
C. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
D. 1 đỏ : 1 hồng
Đáp án cần chọn là: A
P: Dd x dd
F1: 1Dd: 1dd
KH: 1 hồng : 1 trắng
Phần tiếp
Câu trắc nghiệm sinh học lớp 9 ôn thi, ôn vào 10, Bài 4 có đáp án: Lai hai cặp tính trạng
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 9 theo bài, ôn thi
Tổng hợp câu trắc nghiệm Sinh học 9 ôn thi, ôn vào 10 theo từng bài có đáp án
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật