Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 9 có đáp án: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 2)

4/6/2022 11:27:00 AM
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 9 có đáp án chính xác: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 2)

 

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 9 có đáp án: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 2)

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Công dân được hiểu là

A. Người đứng đầu một nước.

B. Người dân của một nước.

C. Công chức làm việc trong cơ quan nhà nước.

D. Người có công với Tổ quốc.

Đáp án cần chọn là: B vì công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

Câu 2: Căn cứ nào để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với công dân đó?

A. Quốc ca.

B. Quốc tịch.

C. Quốc phục.

D. Quốc hoa.

Đáp án cần chọn là: B vì quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

Câu 3: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Sinh viên nước ngoài tới Việt Nam học tập.

B. Người ngoại quốc nhưng sinh sống ở Việt Nam.

C. Người có quốc tịch Việt Nam.

D. Người có thể nói được tiếng Việt.

Đáp án cần chọn là: C vì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

Câu 4: "Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam” là điều mấy trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014?

A. Điều 15.

B. Điều 16.

C. Điều 5.

D. Điều 17.

Đáp án cần chọn là: C vì Khoản 1 Điều 5 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: "Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam”

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là công dân Việt Nam?

Trường hợp 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

Trường hợp 2. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

Trường hợp 3. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, có cả bố và mẹ đều là người nước ngoài.

A. Cả 3 trường hợp.

B. Trường hợp số 1, 3.

C. Trường hợp số 1.

D. Trường hợp số 1, 2.

Đáp án cần chọn là: D

- Khoản 1 điều 15 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

- Khoản 1 điều 18 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

=> Trường hợp số 1, 2 đúng.

Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là công dân Việt Nam?

Trường hợp 1: Anna là người Đức, cô đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam được 10 năm.

Trường hợp 2. Bố mẹ Lan là người Việt Nam, Lan sinh ra tại Nga và hiện gia đình Nga đang sinh sống tại Nga.

Trường hợp 3. Mai Hoa là du học sinh người Trung Quốc, cô đang học tập tại Việt Nam.

A. Cả 3 trường hợp.

B. Trường hợp số 1, 3.

C. Trường hợp số 2.

D. Trường hợp số 1, 2

Đáp án cần chọn là: C

- Khoản 1 điều 15 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam => Trường hợp số 2 đúng.

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là công dân Việt Nam?

Trường hợp 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp 2. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam.

Trường hợp 3. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

A. Cả 3 trường hợp.

B. Trường hợp số 1, 3.

C. Trường hợp số 2.

D. Trường hợp số 1, 2

Đáp án cần chọn là: A

- Khoản 1 điều 16 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia không có quốc tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

- Khoản 1 điều 15 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.

- Khoản 1 điều 18 trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam => Cả 3 trường hợp đều đúng.

Câu hỏi vận dụng

Câu 1: Đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi: S là công dân nước Mĩ, ông đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam được 10 năm. S nói thành thạo tiếng việt và có nếp sinh hoạt giống với người Việt; tuy vậy, trong 10 năm đó, ông S không làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy ông S có phải là công dân Việt Nam không?

A . Có, vì ông đã sinh sống ở Việt Nam được 10 năm.

B. Có, vì ông S nói thành thạo tiếng Việt.

C. Không, vì ông S không làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

D. Không, vì thời gian sống ở Việt Nam của ông S quá ngắn.

Đáp án cần chọn là: C vì khoản Điều 19, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam nếu có đủ các điều kiện sau:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

=> Trong trường hợp của ông S, tuy ông S đã sinh sống ở Việt Nam được 10 năm, ông thành thạo tiếng Việt và có nếp sinh hoạt như người Việt; nhưng ông không làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, nên ông S không phải là công dân Việt Nam.

Câu 2: L là con của ông J (người Đức) và cô M (người Việt Nam). Khi sinh L, ông J và cô M đã có thỏa thuận bằng văn bản để L mang quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp trên, những nhân vật nào là công dân Việt Nam?

A. Ông J và cô M.

B. Cô M và L.

C. Ông J và L.

D. Cả ba nhân vật.

Đáp án cần chọn là: B vì trong trường hợp trên có cô M và L là công dân Việt Nam:

+ Cô M là mẹ của L, là người Việt Nam.

+ Khi sinh L, cô M và ông J (người Đức) đã có thỏa thuận bằng văn bản, đồng ý để L mang quốc tịch Việt Nam, nên L cũng là công dân Việt Nam.

Câu 3: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

M có cha (ông P) là người Pháp, mẹ (cô Q) là người Việt Nam. M sinh ra tại Việt Nam, ở thời điểm khai sinh cho M, cha mẹ M không thỏa thuận được việc M sẽ mang quốc tịch nước nào. Tới năm 2021, khi M được 12 tuổi, cả gia đình M chuyển về Pháp sinh sống.

Trong tình huống trên, những nhân vật nào là công dân Việt Nam?

A. Ông K và M.

B. Cô Q và M.

C. Ông K và cô Q.

D. Cả 3 nhân vật.

Đáp án cần chọn là: B

- Trong tình huống trên có cô Q và M là công dân Việt Nam, vì:

+ Đề bài cung cấp thông tin cô Q là người Việt Nam.

+ M có cha là người Pháp, mẹ là người Việt Nam. M sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, ở thời điểm khai sinh cho M, cha mẹ M không thỏa thuận được việc M sẽ mang quốc tịch nước nào nên M được xác định mang quốc tịch Việt Nam (áp dụng theo khoản 2 điều 16 Luật quốc tịch Việt Nam).

Phần tiếp:

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 10 có đáp án: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Phần 1)

Tổng hợp câu trắc nghiệm GDCC lớp 6 có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác