Cách xử trí chuẩn khi bị côn trùng chui vào tai
Côn trùng như muỗi, rán, ruồi, kiến, ong, … cui vào tai không phải là tình trạng hiếm gặp gây nhiều khó chịu, đau nhức, giảm thính lực. Vậy khi côn trùng chui vào tai cần làm gì để tránh ảnh hưởng tới tai.
Vào mùa hè nắng nóng, mưa nhiều tạo điều kiện cho nhiều loài côn trùng phát triển. Chúng thích trú ngụ ở những nơi ẩm thấp, nhiều đồ đạc. Một số loài côn trùng như muỗi, kiến, ruồi, rán có thể chui vào tai khi chúng ta nằm ngủ dưới sàn nhà, ngủ ngoài trời, ngủ không mắc màn hay nghỉ ngơi ở những nơi căm trại gần gũi với thiên nhiên. Việc phát hiện sớm khi bị côn trùng chui vào tai giúp hạn chế được các tổn thương do côn trùng gây ra, tránh bị suy giảm thính lực, viêm tai, đau nhức tai,…
Nếu những con côn trùng còn sống khi chúng chui vào tai chúng ta, ta có thể nhận biết được thông qua các chuyển động, tiếng vo ve của chúng phát ra bên trong tai. Bên cạnh đó, khi chui vào tai chúng có thể cắn vào tai, khiến chúng ta cảm thấy đau, ngứa rát và kích ứng, khó chịu,…
Khi côn trùng chui vào tai nếu chúng có thể gây ra mức độ đau khác nhau, mức độ đau sẽ phụ thuộc vào cơ thể của mỗi người và kích thước của côn trùng. Có người bị côn trùng chui vào tai chỉ bị những cơn đau nhẹ nhưng cũng không ít người bị dày vò bởi những cơn đau dữ dội do côn trùng tấn công, cắn nhất là những côn trùng có nọc độc. Thậm chí, còn có trường hợp chảy máu do bị tổn thương màng nhĩ bởi côn trùng tấn công sâu bên trong tai.
Đối với trẻ em việc phát hiện côn trùng chui vào tai sẽ khó hơn so với người lớn nên gây ảnh hưởng tới sức khỏe của tai. Để nhận biết biết trẻ bị côn trùng chui vào tai, phụ huynh cần cẩn thận quan sát những hành động, cử chỉ của trẻ như gãi, dụi hay kéo một bên tai.
Hướng dẫn cách xử lý khi bị côn trùng chui vào tai chuẩn xác
Khi bị côn trùng chui vào tai, chúng ta có thể xử lý ngay tại nhà đối với trường hợp nhẹ hoặc côn trùng có kích thước nhỏ bằng cách:
Bước 1: Hãy nằm nghiêng đầu về phía tai có côn trùng, dùng oxy già hoặc nước muối sinh lý ấm nhỏ ngập tai để khiến côn trùng tự chui ra ngoài hoặc chết vì ngạt,
Bước 2: Dùng nhíp khéo léo gắp ra ngoài hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện để bác sĩ gắp côn trùng ra nếu chúng ở sâu bên trong tai.
Nếu trường hợp côn trùng có kích thước lớn, các cơn đau dữ dội chúng ta cần đưa dến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ lấy côn trùng ra cũng như xử lý những tổn thương do côn trùng gây ra cho tai tránh thính lực bị ảnh hưởng.
Bước 3: Sau khi đã lấy được côn trùng ra ngoài thì nên chú ý vệ sinh tai sạch sẽ hàng ngày bằng cách nhỏ thuốc được các bác sĩ kê đều đặn để phòng ngừa viêm nhiễm.
Lưu ý:
+ Khi xử lý côn trùng chui vào tai tuyệt đối không sử dụng các dụng cụ để ngoáy móc sâu bên trong tai nhằm loại bỏ côn trùng ra khỏi tai. Bởi điều này có thể vô hình đẩy côn trùng vào sâu hơn, khiến việc loại bỏ chúng càng thêm khó khăn, thậm chí gây nguy hiểm cho thính lực của tai
+ Tuyệt đối không sử dụng các phương pháp dân gian để xử lý khi bị côn trùng chui vào tai như hơ lá, xông hơi. Bởi các phương pháp này không chỉ không có tác dụng mà còn khiến côn trùng hoảng sợ, chạy càng sâu hơn gây các biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, giảm thính lực, viêm tai, đau nhức tai kéo dài...
+ Khi gặp tình trạng côn trùng chui vào tai cũng không nên kích động, lo lắng vì điều này có thể khiến côn trùng chui vào sâu hơn.
+ Khi phát hiện côn trùng trong tai cần tiến hành xử lý càng sớm càng tốt, nếu chỉ lấy được các bộ phận nhỏ ra ngoài phần còn loại của côn trùng không thể lấy ra được chúng ta hãy đến bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được lấy ra khỏi tai. Bởi nếu không được loại bỏ hoàn toàn có thể gây ra các triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng như: đau đớn, chảy dịch và máu, sốt cao, tai có mùi,..
Cách phòng ngừa côn trùng chui vào tai
+ Đảm bảo vệ sinh không gian sống của mình sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp tránh côn trùng có thể ẩn nấp
+ Khi đi ngủ tuyệt đối không nằm ngủ dưới nền đất, cạnh các khu vực gần tủ, gầm giường, gầm bàn
+ Thường xuyên giặt giũ chăn gối để tránh thu hút côn trùng ghé thăm.
+ Vệ sinh sinh cơ thể, thay quần áo sạch sẽ đặc biệt là sau khi bú sữa để hạn chế dụ côn trùng tới
+ Nhà có trẻ nhỏ nên cần cho bé chơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh chơi ở những bụi cây, bụi rậm.
+ Khi đi du lịch, nghỉ dưỡng cắm trại ở ngoài thiên nhiên nên ngủ trong lều cắm trại, kiểm tra lều trước khi đi ngủ để phòng tránh các con côn trùng có thể bay vào trước đó.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách xử lý khi va chạm phải cá đá (Synanceja)
Cá đá (Synanceja) là một trong những loài cá biển nó nọc độc, nếu vô tình dẫm phải hay va chạm với chúng sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc từ vây lưng gây nguy hiểm đến sức khỏe. -
Nọc độc của sứa Irukandji nguy hiểm như nào, cách sơ cứu chuẩn
Sứa Irukandji có kích thước nhỏ nhưng nọc độc của chúng mạnh hơn 100 lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Nếu không phát hiện sớm, sơ cứu đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. -
Kỹ năng xử lý khi bị sứa bờm sư tử đốt
Sứa bờm sư tử hay sứa Lion’s Mane là loài sứa biển khổng lồ có đường kính khoảng 2,4m, xúc tu của chúng có thể vươn xa hơn 30m. -
Cách xử lý khi bị sứa tầm ma biển đốt
Sứa tầm ma biển có hình dạng giống cây tầm ma, loài sứa này có chất độc gây nóng rát, sưng đỏ,… Vậy phải làm gì khi bị sứa tầm ma biển đốt để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Cách sơ cứu khi bị sứa bắp cày tấn công
Sứa bắp cày chứa nọc độc trong xúc tu, loài sứa này có màu sắc hình dáng tương đồng, đôi khi hòa lẫn vào nước biển nên rất khó nhìn thấy nên khi tắm biển rất nhiều người bị loài sứa bắp cày tấn công gây đau buốt, bỏng rát,… -
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc so biển
So biển là loài sinh vật có ngoại hình rất giống với loài sam biển nên nhiều người dễ nhầm lẫn, khi ăn phải gây tình trạng ngộ độc so biển. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị gai nhím biển đâm vào da
Khi đi tắm biển, lặn biển nhiều người vô tình dẫm phải nhím biển gây đau đớn, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. -
Dị ứng cua đồng có dấu hiệu gì, cách xử trí khi bị dị ứng
Dị ứng cua đồng xảy ra sau khi chúng ta ăn cua đồng hay các món ăn có chứa cua đồng khiến cơ thể xuất hiện tình trạng dị ứng. Khi bị dị ứng cua đồng nên làm gì, cách phòng tránh như thế nào? -
Dị ứng xi măng cần xử trí như nào?
Dị ứng xi măng rất dễ gây nhầm lẫn với viêm da cơ địa nên nếu không biết cách nhận biết, xử trí đúng cách có thể khiến tình trạng da bị dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. -
Bị dị ứng yến mạch cần xử trí như nào tránh nguy hiểm cho sức khỏe?
Dị ứng yến mạch nếu không biết cách nhận biết, xử trí không đúng có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.