Cách xử lý khi bị dị ứng nước biển đúng cách
Tình trạng dị ứng nước biển xảy ra với một số người trong quá trình làn da tiếp xúc với nước biển gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, mẩn đỏ,… Nguyên nhân do đâu gây dị ứng nước biển, cách xử lý ra sao khi gặp tình trạng này.
Trong các ngày hè, ngày nghỉ lễ hay du lịch tại các khu vực gần biển được bơi lội dưới làn nước biển trong xanh, ngắm nhìn những bãi san hô tuyệt đẹp nhưng không ít người gặp tình trạng ngứa, khó chịu, mẩn đỏ sau khi tiếp xúc với nước biển.
Tình trạng dị ứng nước biển xảy ra khi làn da của chúng ta có thể tiếp xúc với một số loại ký sinh trùng nào đó trong nước biển từ đó khiến làn da trở nên nổi đỏ, mẩn ngứa/ phát ban, khó chịu. Các loại ký sinh trùng trong nước biển sẽ không thể tồn tại lâu trên da nhưng cũng khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.
Nguyên nhân nào gây dị ứng nước biển
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng dị ứng nước biển sau khi tắm biển. Có thể do chúng ta bị dị ứng do một trong những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
+ Bơi ở những khu vực vùng biển cạn, nước biển ra vào ít có nhiều ký sinh trùng sinh sống
+ Làn da dễ mẫn cảm với ấu trùng của sứa, hải quỳ,... ở trong nước biển
+ Làn da tiếp xúc với một số hóa chất có trong nước biển
+ Nước biển bị ô nhiễm
+ Nước biển chứa nhiều loại hợp chất hữu cơ như protein, lipids và carbohydrates nên một số người có thể phản ứng với các thành phần này, dẫn đến các triệu chứng dị ứng như ngứa và sưng sau khi tắm biển.
+ Cơ địa cá nhân của mỗi người có khả năng phản ứng mạnh hơn khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trong nước biển
Dấu hiệu nhận biết khi bị dị ứng nước biển
Sau khi tắm biển, bơi hoặc lặn biển vài phút đến vài ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
+ Ngứa ngáy khó chịu
+ Nóng rát sau vài phút đến vài ngày sau khi tắm biển
+ Mẩn đỏ các vùng da tiếp xúc với nước biển
+ Các mụn nước li ti đỏ xuất hiện trong 12 giờ sau đó phát triển thành mụn nước trên da.
Hướng dẫn kỹ năng xử lý khi bị dị ứng nước biển
Thông thường các triệu chứng dị ứng nước biển sẽ hết sau khoảng một tuần nhưng để giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
Cách xử lý khi bị dị ứng nước biển
Những người bị dị ứng nước biển thường sẽ không cần phải đến bác sĩ để khám bệnh. Hầu hết thì các tình trạng dị ứng sẽ hết sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách xử lý như sau để làm giảm các triệu chứng:
+ Sử dụng kem corticosteroid thoa lên vùng da bị dị ứng nước biển khi xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, nóng rát sau khi vùng da tiếp xúc với nước biển.
+ Dùng khăn mát chườm vào vùng da bị ngứa, nóng ran, nên chườm khoảng 10-15 phút sau đó ngừng 10 phút rồi lại tiếp tục chườm lên da để giảm cảm giác khó chịu do dị ứng nước biển
+ Có thể sử dụng bột yến mạch dạng keo vào bồn tắm, sau đó tắm nước sạch giúp làm sạch nước biển bám trên da. Tiếp theo, ngâm mình vào hỗn hợp đã chuẩn bị hoặc có thể tắm muối Epsom giúp giảm cảm giác khó chịu.
+ Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp bột baking soda và nước sạch thoa lên vùng da bị ngứa, phát ban để giảm tình trạng dị ứng.
Tuy nhiên, để tránh bị nhiễm trùng, vết thâm trên da chúng ta nên hạn chế việc gãi lên vùng da bị ngứa, phát ban để tránh trầy xước da
Nếu tình trạng ngày càng nặng, không thuyên giảm thì cần đi tới các cơ sở y tế, bệnh viện, các phòng khám da liễu để được thăm khám, sử dụng thuốc hợp lý, tuân thủ sử dụng thuốc theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa dị ứng nước biển như thế nào?
+ Nên tắm rửa lại bằng nước sạch sau khi tắm biển, sau đó lau khô da bằng khăn sạch.
+ Tránh bơi những vùng nước nông hoặc gần bờ biển.
+ Nên sử dụng kem chống nắng chống nước để có thể tạo ra lớp màng bảo vệ da ngăn chặn các ký sinh trùng.
+ Nếu cơ địa dễ bị dị ứng với nước biển hãy tránh tiếp xúc với nước biển.
+ Có thể sử dụng bộ quần áo bảo vệ da để giảm tiếp xúc trực tiếp của da với nước biển.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?