Bị dị ứng nước hoa cần xử trí, phòng ngừa như thế nào?
Dị ứng nước hoa là một trong những tình trạng dị ứng nhiều người gặp phải. Khi bị dị ứng nước hoa cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu gì, cách xử trí và phòng tránh như thế nào?
Nước hoa là một dung dịch nhiều thành phần tạo thành nhờ sự pha trộn phức tạp của những tinh chất tự nhiên cũng như các hóa chất tổng hợp giúp cơ thể chúng ta có mùi hương quyến rũ, tạo ấn tượng với mọi người xung quanh. Các vị trí trên cơ thể thường được xịt nước hoa nhằm giúp lưu hương lâu gồm: sau tai, lưng, rốn, bên trong khuỷu tay, mắt cá chân, sau đầu gối. Tuy nhiên, sau khi xịt nước hoa nếu xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, nhức đầu, buồn nôn,… thì rất có thể cơ thể chúng ta bị dị ứng nước hoa
Dị ứng nước hoa là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây nên tình trạng dị ứng da, theo đó cơ thể của chúng ta sẽ phản ứng kích thích hoặc phản ứng không mong muốn với các hóa chất có trong nước hoa và các sản phẩm có mùi thơm khác như mỹ phẩm, dung dịch xịt phòng khác.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị dị ứng nước hoa
Khi tiếp xúc hay ngửi nước nước hoa cơ thể sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm:
+ Da bị kích ứng, ngứa ngáy và phát ban đỏ trên da
+ Khó thở, thở khò khè
+ Chóng mặt
+ Buồn nôn, ói mửa
+ Mệt mỏi
+ Đau cơ
+ Chảy nước mắt, mắt đỏ và ngứa
+ Không có khả năng tập trung
+ Có thể xuất hiện tình trạng sưng hoặc phù mạch
+ Hắt hơi, ho và sổ mũi
Nguyên nhân gây dị ứng nước hoa
Nước hoa có nhiều mùi hương từ các thành phần hóa học, thành phần tự nhiên khác nhau nên đây cũng là yếu tố chính khiến chúng ta gặp những triệu chứng khó chịu sau khi xịt nước hoa.
+ Những người bị đau nửa đầu khi tiếp xúc với một số loại nước hoa có mùi hương mạnh có thể kích hoạt những cơn đau nửa đầu.
+ Một số thành phần trong nước hoa có thể gây dị ứng nước hoa với những người nhạy cảm với mùi hương, cơ địa nhạy cảm như: chất limonene, chất linalool, chất tạo hương thơm, nước hoa và thuốc xịt khử mùi cơ thể cũng chứa các chất tạo độ bền, các chất bảo quản, các dung môi, chất hấp thụ tia UV và thuốc nhuộm,…
+ Đang mắc bệnh về đường hô hấp như cảm, viêm mũi dị ứng hay hen suyễn khi ngửi thấy mùi nước hoa sẽ xuất hiện tình trạng khó thở, ngứa mũi, hắt hơi,…
+ Da mẫn cảm, dễ bị kích ứng sau khi tiếp xúc với nước hoa
Cách xử lý, phòng ngừa khi bị dị ứng nước hoa
Khi xuất hiện các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, phát ban, ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa,… hãy ngay lập tức dừng xịt nước hoa hoặc tránh xa những khu vực công cộng có nhiều người sử dụng nước hoa để giảm các triệu chứng khó chịu.
+ Nếu vùng da xịt nước hoa bị ngứa rát, kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy cần nhanh chóng rửa sạch với nước, lau khô da bằng khăn khô mềm, tuyệt đối không dùng khăn ướt để lau khiến tình trạng dị ứng nước hoa trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, khó thở hãy cố gắng hít vào thật sâu và thở ra thật mạnh bằng mũi để hương nước hoa được bay hết ra ngoài. Nên thực hiện 5-10 phút đến khi cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, hãy rửa mặt thật sạch với nước.
+ Nếu cơ địa dị ứng, da nhạy cảm nên tìm hiểu kỹ thành phần trong nước để chắc chắn sản phẩm không chứa chất có nguy cơ gây kích ứng. Ưu tiên sử dụng nước hoa được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên thay vì dùng các loại nước hoa nhân tạo, chọn loại nước hoa có ghi nhãn “fragrance free” (không chứa hóa chất tạo mùi) hoặc “unscented” (không mùi) để ngăn ngừa nguy cơ bị dị ứng nước hoa.
+ Nếu tình trạng dị ứng xảy ra nặng, ngay cả khi đã ngưng sử dụng nước hoa hoặc tránh xa nơi có nhiều nước hoa thì cần đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị.
+ Nếu không thể tránh tiếp xúc nước hoa hãy kiểm soát bằng cách giải thích với những người xung quanh về bệnh dị ứng của mình, giữ khoảng cách với người sử dụng nước hoa, nên tránh xa những nơi công cộng nơi có người sử dụng nước hoa, sử dụng máy lọc không khí,…
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?