Cách đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ khu vực bão lũ

9/19/2024 1:14:00 PM
Đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong đoàn cứu trợ tại các khu vực bão lũ bị ảnh hưởng cần lưu ý những điều sau đây.

 

Đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong đoàn cứu trợ tại các khu vực bão lũ bị ảnh hưởng cần lưu ý những điều sau đây.

Mưa bão khiến cho nhiều khu vực gặp tình trạng ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, giao thông bị chia cắt, đi lại khó khăn, mất điện kéo dài, cây xanh hay các công trình dân sinh bị ảnh hưởng.

Tinh thần tương thân tương ái nhiều đoàn cứu trợ từ khắp các nơi trên tỉnh thành đã tập trung đến để cứu trợ đồng bào, người dân đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả đoàn khi đi cứu trợ, cung cấp lương thực, các nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân tại các khu vực bão lũ chúng ta cần lưu ý những điều sau đây để mang lại hiệu quả, kịp thời cho người dân vùng bão lũ.

Tìm hiểu rõ thông tin bão lũ tại các cơ quan chức năng

Sau khi bão đổ bộ vào đất liền tại các khu vực chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão gây tình trạng mưa dữ dội, nước sông suối dâng lên nhanh gây sạt lở, các cơ sở hạ tầng gia thông bị gián đoạn không chỉ gây trở ngại cho người dân chịu ảnh hưởng lũ lụt mà còn gây khó khăn cho các đoàn cứu trợ. Nếu không nắm rõ tình hình tại các vùng lũ đoàn cứu trợ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu mắc kẹt ở các khu vực ngập lũ, nguy cơ sạt lở núi, lũ ống. Do đó, trước khi đến cứu hộ tại các khu vực lũ lụt cần liên hệ với các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ, để nắm rõ được các số liệu thống kê về tình hình thiệt hại, nhu cầu cấp bách nhất của những nơi bị ảnh hưởng

Các cơ quan chức năng cũng đã có những kỹ năng cơ bản trong việc tiếp cận hiện trường, cũng như có những kiến thức, kinh nghiệm hỗ trợ những người dân khi bị tác động bởi thiên tai nên việc cứu trợ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Chuẩn bị nhu yếu phẩm cứu trợ

Khi nắm rõ được các thông tin chịu ảnh hưởng bởi bão lũ cần chuẩn bị nhu yếu phẩm cứu trợ như:

Nên lựa chọn các thực phẩm chế sẵn như bánh mì, cơm cháy, bánh gạo, bánh ruốc, mì tôm, lương khô, bánh ngọt, sữa hộp, thịt hộp, xúc xích, cháo ăn liền, cá khô được chế biến sẵn,... Đối với một số thực phẩm như bánh trưng, cơm nắm,… nên chuyển đến cho người dân nhanh chóng, không nên để quá lâu gây hư hỏng, lãng phí thực phẩm.

Nên đóng gói chia thành từng phần, mỗi phần có đồ ăn, nước uống, đóng túi zip, hút chân không giúp bảo quản thực phẩm được lâu, không bị ảnh hưởng bởi nước lũ, nước mưa, dễ dàng phân phát cho người dân tại các khu vực bị thiên tai, ảnh hưởng bởi bão lũ, tiết kiệm diện tích hơn. Khi đóng gói và hút chân không, nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết và bố trí thời gian cấp phát, sử dụng phù hợp.

Chuẩn bị vật dụng y tế như: thuốc cảm, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc đau đầu, băng gạc, thuốc sát trùng, thuốc bôi ngoài da, bộ dụng cụ sơ cấp cứu khẩn cấp, khẩu trang, xà phòng tắm, nước rửa tay khô, cồn, viên khử trùng nước sinh hoạt, băng vệ sinh, giấy vệ sinh, khăn mặt, quần áo,…Chuẩn bị thêm các đồ dùng cho trẻ em như sữa bột, tã lót, nước muối sinh lý, các loại thuốc dành cho trẻ em, một số loại thuốc cho người cao tuổi như thuốc đường huyết, thuốc huyết áp,.... Tình trạng ngập lụt diễn ra trên diện rộng, kéo dài ngày chúng ta nên cứu trợ các món đồ cần thiết như áo phao, đèn pin, dây thừng, ủng cao su, găng tay, pin sạc dự phòng,…

Chuẩn bị phương tiện bảo hộ cá nhân

Để đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ vùng lũ nên chuẩn bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho các thành viên trong đoàn cứu hộ. Nên chuẩn bị các phương tiện bảo hộ bao gồm: áo phao, đèn pin sạc dự phòng, loa tay, khăn mặt khô, bộ đàm, nilon tấm dày để có thể quấn quanh người tránh mưa lạnh hoặc có thể che, trải dưới nền đất không bị ngập nước. Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thuyền, ca nô, xuồng giúp vận chuyển các đồ cứu trợ đến các khu vực người dân bị ảnh hưởng.

Có sức khỏe tốt

Các thành viên khi tham gia công các cứu trợ cần có sức khỏe tốt, bơi tốt, có khả năng lái xe, lái thuyền xuồng, ca nô, có chuyên môn y tế càng tốt, có kỹ năng điều phối có mạng lưới hỗ trợ và có thể kết nối nguồn lực.

Trang phục

Nên mặc áo phao và mặc trang phục gọn gàng, giữ ấm cơ thể tốt để dễ xử lý trong các trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, khi đến các địa điểm bởi bão lũ các đoàn cứu trợ nên liên lạc với đầu mối ở địa phương như công an, chính quyền, bộ đội, đoàn thanh niên,… để có thể cập nhật chính xác tình hình nước lũ, tiếp cận vùng lũ ngập lụt theo hướng dẫn của các đơn vị tại địa phương.

Việc liên hệ với các đầu mối sẽ cũng giúp địa phương nắm bắt được số lượng người, nhu yếu phẩm, trang thiết bị mà đoàn cứu trợ mang theo để sắp xếp phương tiện, cách thức tiếp cận vùng lũ sao cho hợp lý tránh nơi thừa, nơi thiếu. Một số như yếu phẩm, trang thiết bị người dân vùng lũ chưa có thể dùng ngay chúng ta có thể gửi lại địa phương để địa phương phân bổ sau khi nước rút để kịp thời giúp đỡ người dân ổn định tình hình sau bão lũ.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?