Bật mí 3 loại nước chua giúp đất luôn tơi xốp, cây cực kỳ xanh tốt
Bật mí 3 loại nước chua giúp đất luôn tơi xốp, cây cực kỳ xanh tốt
Nhằm giúp đất trồng cây luôn tơi xốp, cây phát triển xanh tốt bên cạnh việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, phân bón hợp lý hãy thử tưới một trong 3 loại nước chua cực hay này giúp cây phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh mà đất trồng luôn tơi xốp.
Đất trồng cây cảnh, rau hay các loại hoa sau một thời gian đất trở nên cứng như đá, gây khó khăn trong việc chăm sóc, sự phát triển của cây. Khi mỗi lần tưới nước, nước sẽ không thấm vào đất mà thường sẽ chạy sang mép chậu hoa và đi ra từ lỗ thoát nước dưới đáy chậu khiến cho bộ rễ của cây không được cung cấp đủ nước nuôi cây trồng từ đó khiến cây trở nên còi cọc, chậm phát triển thậm chí bị chết héo khô dần.
Ngược lại một số loại đất trồng cây sau một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng tích nước, nếu đất quá ẩm thì rễ dễ bị thối nhũn, trời càng nóng thì càng nguy hiểm, chẳng bao lâu mà cây bị nhiễm bệnh, nhiễm nấm, thối rễ và chết dần.
Do đó hằng ngày khi chăm sóc cây cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung thêm phân hữu cơ, mùn, trấu để giúp cho đất tơi xốp, tránh hiện tượng bị chai cứng. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng nước kiềm để tưới cho cây trồng, cây cảnh, hoa hãy nên sử dụng những loại nước có tính axit để làm cho đất mềm, tơi xốp và màu mỡ hơn
Cho nên ngày thường khi chăm sóc cây cảnh, bạn cần đặc biệt chú ý nếu không đất sẽ rất nhanh bị cứng, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cây. Thay vì sử dụng nước kiềm, hãy sử dụng nước có tính axit để làm cho đất mềm, tơi xốp và màu mỡ.
Thông thường, khi trồng cây khá nhiều người sử dụng nước máy để tưới cho cây, nhưng nếu dùng chúng trong thời gian dài đất rất dễ bị kiềm hóa và cứng lại trở nên khô cứng khi gặp thời tiết nắng nóng. Đồng thời, nước máy còn chứa một lượng clo nhất định, không tốt cho cây trồng khi tưới trong thời gian dài. Để giúp đất tơi xốp, cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, rễ cây khỏe hãy sử dụng 3 loại nước chua này để tưới cho cây.
Giấm trắng
Giấm trắng là một trong những loại gia vị thông dụng tại nhiều gia đình giúp tăng hương vị món ăn, làm sạch các vết dầu mỡ, vết ố bám bẩn trong gian bếp, quần áo,... nhưng chúng có tác dụng làm đất tơi xốp hơn. Trong thành phần của giấm trắng có chứa một lượng nhỏ axit axetic, có thể điều chỉnh độ chua, độ kiềm của đất, ngăn chặn tình trạng đất bị nén chặt và thúc đẩy cây phát triển mạnh, không lo cây bị vàng lá, thối rễ. Tuy nhiên, khi sử dụng giấm trắng để tưới cây chỉ nên dùng giấm trắng không chứa muối.
Tuy nhiên không sử dụng giấm trắng tưới trực tiếp vào đất trồng mà nên pha loãng giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:300 hoặc tùy từng loại hoa mà pha theo tỷ lệ khác nhau.
Về liều lượng mỗi tháng chỉ nên dùng một lần, tránh lạm dụng kẻo gây hại cho cây trồng, chết cây. Một số loại hoa như hoa nhài, hoa dành dành, hoa giấy, hoa hồng, lan quân tử,…rất phù hợp với công thức nước tưới có giấm trắng
Các loại nước lên men hữu cơ
Có thể sử dụng loại nước chua lên men hữu cơ từ nước vo gạo, vỏ trái cây, đậu nành, ruột cá,… để tưới cây. Khi nước vo gạo, vỏ trái cây, đậu nành, ruột cá,…lên men hoàn toàn, chúng sẽ trở thành một loại “nước chua” thần thánh giúp đất tơi, ngăn ngừa tình trạng bị nén chặt, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu của đất.
Tuy nhiên trong quá trình lên men, loại nước này có thể có một số mùi khó chịu, vì vậy bạn không nên đặt thùng ủ trong nhà mà nên đặt ngoài trời, đặt nơi khô ráo, thoáng mát. Muốn khử mùi hôi, khi ủ bạn có thể cho thêm ít vỏ cam, chanh, bưởi,… hoặc chế phẩm sinh học vào giúp hạn chế mùi hôi khó chịu
Nước sắt sunfat
Sắt sunfat rất giàu ion sắt, có thể làm tăng độ màu mỡ và cân bằng độ pH của đất, ngăn chặn tình trạng đất bị nén chặt, giúp đất mềm và tơi xốp hơn. Khi sử dụng nước tưới sắt sunfat còn giúp cây không bị vàng lá, thúc cây ra hoa, hạn chế sâu bệnh
Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, chúng ta có thể dùng một ít sắt sunfat pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: 1000 lần, đổ vào đất trồng cây cảnh. Từ đó lá của cây sẽ không bị vàng và cây sẽ ra hoa dễ dàng hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những loại đất, nước tuyệt đối không dùng trồng, tưới cây cảnh
Cách sử dụng thuốc kích rễ đúng chuẩn nhất
Lan bị cháy đầu rễ nguyên nhân do đâu, cách khắc phục hiệu quả nhất
Kinh nghiệm trồng Địa lan Hương Cát Cát ra hoa đều đẹp
Khám phá những công dụng chữa bệnh bất ngờ của cây phượng vĩ
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.