Bảo vệ máy tính từ những điều đơn giản không ngờ

5/17/2015 3:58:36 PM
Máy tình ngày nay không chỉ là công cụ để làm việc mà còn là công cụ giải trí. Rất nhiều người sử dụng máy tính lên tới 10h mỗi ngày. Những không hẳn ai đã biết cách để nâng cao tuổi thọ cho chiếc máy tính của mình.

 

Máy tình ngày nay không chỉ là công cụ để làm việc mà còn là công cụ giải trí. Rất nhiều người sử dụng máy tính lên tới 10h mỗi ngày. Mọi thông tin, kiến thức đều được tìm kiếm qua máy tính. Máy tính quan trọng là vậy nhưng bạn đã biết cách bảo vệ chúng chưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số điều tuyệt đối không nên làm với chiếc máy tính thân yêu của bạn.

Gắn trực tiếp vào nguồn điện

Sai lầm này phần đa mọi người thường mắc phải. Nhiều người dùng taptop còn tháo pin để cắm trực tiếp vào nguồn điện. Họ nghĩ rằng bảo vệ chiếc máy tính là phải bảo vệ pin cho nó. Điều này không sai vì một laptop mà không có pin thì nó không khác gì máy destop cả. Nhưng nên cắm máy tính, laptop của bạn vào bộ ổn áp vì chỉ cần một pha tăng hay giảm điện áp bất thường cũng có thể làm hỏng bộ nguồn của máy hay thậm chí hỏng cả bo mạch chủ cũng như các thành phần khác. Ngoài ra, những trường hợp như đột ngột cúp điện rồi sau đó có điện lại cũng gây ra tình trạng cháy nguồn hay hư máy do chập điện. Đối với người dùng thường xuyên làm những công việc quan trọng thì việc trang bị thêm bộ lưu điện UPS (uninterruptible power supply) cũng là một yếu tố cần cân nhắc, tránh trường hợp bị mất thông tin quan trọng do mất điện đột xuất khi đang làm việc. Laptop có pin sẽ rất tốt cho việc ổn định điện áp vì vậy không nhất thiếp bạn phải bảo vệ pin bằng cách tháo pin ra đâu nhé.

Quên làm sạch bụi

Bụi bẩn có thể tích tụ một cách nhanh chóng nếu bạn không thường xuyên vệ sinh làm sạch bên ngoài và bên trong thùng máy, dẫn đến máy quá nóng, hiệu năng giảm và thậm chí có thể làm hỏng hoàn toàn một số thành phần linh kiện. Việc duy trì luồng không khí không bị cản trở bên trong máy tính là vô cùng quan trọng đối với hiệu suất và tuổi thọ của máy.

Để khắc phục, hãy lên lịch làm sạch máy tính thường xuyên bằng cách mang thùng máy ra ngoài phòng và quét bằng cọ hay thổi bụi bằng dụng cụ thổi khí nén. Ngoài ra, hãy làm sạch bàn phím và chuột vì đây là những thành phần mà bạn tiếp xúc trực tiếp mỗi khi sử dụng.

Làm sạch màn hình bằng dung môi

Trong quá trình làm vệ sinh máy tính, không nên sử dụng các loại dung môi hay hóa chất nào xịt trực tiếp lên màn hình. Nếu cần làm sạch màn hình, hãy dùng một miếng vải khô mềm và mịn, thấm ướt bằng nước thường hay nước lau màn hình chuyên dụng rồi vắt khô trước khi thực hiện lau chùi bề mặt màn hình.

Đồng thời lưu ý nên tắt nguồn trước khi làm vệ sinh màn hình cũng như các thiết bị ngoại vi khác.

Vô tình làm đổ nước vào máy tính

Nước và các thiết bị điện tử luôn là "kẻ thù" của nhau. Một ly cà phê hay một cốc nước có thể sẽ biến máy tính của bạn thành sắt vụn đấy. Hãy cẩn thận và đặt tất cả những thứ có chất lỏng tránh xa máy tính của bạn.

Ăn uống trong khi làm việc

Hãy tạo thói quen không ăn uống khi làm việc. Tay bẩn, dính dầu mỡ hay vị ngọt đều có thể khiến máy tính của bạn gặp rắc rối vơi côn trùng hoặc có mùi khó chịu.

Đẩy khay đĩa CD đóng lại bằng tay

Người dùng thường mở khay đĩa trên ổ quang máy tính bằng nút nhấn ở mặt trước, nhưng hầu hết trong số họ lại có thói quen đóng khay đĩa bằng cách đẩy nó vào bằng tay. Các hãng sản xuất đã thiết kế ra nút mở đồng thời cũng có chức năng đóng khay đĩa. Tuy nhiên, do thùng máy tính để bàn hầu như thường được đặt dưới gầm bàn hay tại những vị trí mà chúng ta không thể thao tác một cách dễ dàng, đồng thời, một điều dễ hiểu là khi khay đĩa ổ quang đang được mở ra thì nó sẽ che khuất nút nhấn của ổ đĩa nên cách thuận tiện nhất mà đa số người dùng thường thực hiện để đóng khay lại là đẩy nó vào bằng tay. Tất cả những gì có thể đóng mở cơ học mà bạn cưỡng bức nó thì đều nhanh hỏng cả. Và điều này cũng đúng với ổ đĩa của bạn. Do vậy nên sử dụng nút nhấn phía trước cả khi mở lẫn đóng khay đĩa để tuổi thọ ổ đĩa sử dụng được bền hơn.

 

Gỡ bỏ thiết bị USB không đúng cách

Thao tác gỡ bỏ một ổ đĩa USB thực sự khá đơn giản. Hãy chắc chắn rằng các tập tin đã được đóng lại, sau đó nhấn vào biểu tượng "Safely remove hardware" ở khay hệ thống của Windows rồi chọn ổ đĩa cần gỡ bỏ. Bây giờ chỉ cần nhẹ nhàng kéo thiết bị USB ra khỏi cổng kết nối. Hầu hết các thiết bị USB bị hư hỏng nhanh chóng đều do người dùng rút khỏi máy tính mà không thực hiện các bước thực hiện an toàn như trên.

Thùng rác không gọn gàng

Bạn thường "tống" tất cả mọi thứ không cần thiết vào thùng rác trên máy tính của mình, từ những tập tin hình ảnh JPG hay PNG, video AVI, tài liệu Word. Tuy nhiên, hãy nhớ là những thứ này vẫn còn nằm trong thư mục Recycle Bin của hệ thống cho đến khi bạn thực hiện thao tác xóa hoàn toàn chúng khỏi máy tính. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải tìm và phục hồi lại những tập tin đã xóa vì một lý do nào đó và việc tìm kiếm sẽ trở nên khó khăn trong đống hỗn độn. Hãy tạo những thư mục con trong Recycle Bin và tổ chức các tập tin gọn gàng hơn để có thể dễ dàng tìm kiếm sau này. Điều này giống như việc phân loại các loại rác thải trong nhà bạn trước khi đưa rác đến nơi cần bỏ.

 

 

Không khởi động lại máy sau khi cài đặt trình điều khiển

Chúng ta đều biết nên thường xuyên cập nhật phiên bản trình điều khiển mới nhất cho các thành phần linh kiện máy tính để chúng hoạt động tối ưu hơn. Tuy nhiên, một số người dùng thường làm biếng khởi động lại máy mà vẫn tiếp tục sử dụng sau khi quá trình cài đặt hoàn thành nhằm tiết kiệm thời gian. Thực tế, bạn nên khởi động lại máy tính của mình mỗi khi cài đặt bất kỳ thứ gì mới để hệ thống cập nhật các thay đổi và hoạt động trơn tru hơn. Microsoft cho biết, phiên bản hệ điều hành Windows 10 sẽ tự động khởi động lại mỗi khi bạn cập nhật một sản phẩm Adobe hay thậm chí khi đóng một tab trong trình duyệt Chrome hoặc mở chương trình Steam.


Quên sao lưu dữ liệu

Sao lưu dữ liệu là công việc tương đối mất thời gian, nhưng mất một chút thời gian còn hơn mất toàn bộ dữ liệu của máy. Nhiều người sống dở chết dở với bao dự án và kế hoạch không biết làm sao để lấy lại. Hãy thường xuyên thực hiện công việc mất thời gian này. Ngày nay, bạn cũng có thể sao lưu dữ liệu của mình lên các dịch vụ lưu trữ đám mây, chẳng hạn như Google Drive, Dropbox, OneDrive... Ngoài ra, nếu dữ liệu của bạn có dung lượng lớn thì hãy thực hiện sao lưu vào ổ cứng gắn ngoài hay các thiết bị lưu trữ khác như đĩa DVD.

Tắt nguồn khi máy đang lưu công việc hay cập nhật hệ thống

Đây là một thực tế phổ biến của hầu hết người dùng. Họ thường tắt ngay nguồn máy tính bằng cách nhấn nút nguồn của máy hay thậm chí kéo phích cắm ra khỏi tường (hoặc gạt cầu dao điện khi ra khỏi phòng). Việc ngắt điện máy tính ngay lập tức trong khi các chương trình vẫn đang được lưu hay hệ thống đang chạy các bản cập nhật sẽ khiến cho các công việc mà bạn đã làm bị mất, hệ điều hành dễ bị hỏng và đồng thời khiến cho các thiết bị phần cứng cũng bị ảnh hưởng về tuổi thọ. Hãy chú ý đến các cảnh báo có liên quan vô cùng hữu ích, chờ cho đến khi các chương trình hoàn thành tiến trình lưu và đóng hoàn toàn trước khi thực hiện tắt nguồn máy tính đúng cách. Đó là lời khuyên để giúp cho hệ thống của bạn chạy ổn định hơn, lâu bền hơn.

Skcs.vn tổng hợp

Các tin khác