Bạn đã biết đạp xe địa hình đúng cách
Đạp xe địa hình là môn thể thao được khá nhiều các bạn trẻ lựa chọn bởi vừa có thể rèn luyện sức khỏe, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, gia tăng tình cảm bạn bè người thân. Nhưng liệu bạn đã biết đạp xe địa hình đúng cách hay chưa?
Chuẩn bị những gì trước khi đạp xe địa hình
Trước mỗi buổi đạp xe bạn hãy chuẩn bị nước uống và một bữa ăn nhẹ để giúp cơ thể có đủ năng lượng cho buổi tập luyện.
Thực hiện các bài tập khởi động làm nóng cơ thể để tránh tránh căng cơ, sai khớp hay chấn thương không đáng khi đi xe đạp địa hình
Trang bị bộ quần áo thể thao chuyên dụng khi đạp xe địa hình, thấm hút mồ hôi, thoải mái.
Trang bị giầy thể thao, kính râm, mũ bảo hiểm, găng tay,….cho chuyến đạp xe địa hình.
Tư thế đạp xe địa hình đúng chuẩn
Thực hiện tư thế đúng khi đạp xe địa hình giú tránh gặp chấn thương khi di chuyển, lệch hông, mông, cong vẹo cột sống hay người quá khom gù về phía trước.
+ Khi đạp xe hãy cố gắng giữ được lưng thẳng nhưng thoải mái, đừng quá gồng mình hay gượng ép.
Điều chỉnh độ cao yên xe
Tùy theo chiều cao từng người mà điều chỉnh độ cao yên xe cho phù hợp. Hãy chú ý giữ chân phải thẳng với bàn chân nằm ngang đang ở điểm thấp nhất của vòng quay bàn đạp.
Không để chân ở vị trí phải “vươn” tới bàn đạp, như thế đầu gối sẽ được co duỗi hợp lý, không quá “căng” mà cũng không quá “trùng”.
Hãy thử ngồi lên xe đạp sau khi điều chỉnh độ cao của yên xe. Quan sát xem đầu gối của bạn phải nâng cao lên bao nhiêu so với hông. Tốt nhất là nhờ người khác quan sát giúp, chú ý đến vị trí của đầu gối. Vị trí này luôn phải thấp hơn hông một chút là tốt nhất. Độ cao của yên xe phải phù hợp để tạo được sự thoải mái cho bạn.
Điều chỉnh trước sau yên xe đạp địa hình
Ngồi trên yên xe đùi bàn đạp song song mặt đất, bàn chân đặt trên tâm trục bàn đạp, điều chỉnh vị trí trước sau yên xe, khiến đường vuông góc từ mặt trong đầu gối vừa hay đi qua tâm trục bàn đạp.
Điều chỉnh độ cao tay cầm xe đạp địa hình nhập khẩu
Các kiểu xe đạp địa hình nhập khẩu độ cao tay cầm sẽ để khác nhau do đó để phù hợp hãy điều chỉnh độ cao tay cầm xe đạp phù hợp với cơ thể bạn. Sau khi điều chỉnh hãy khóa chặt tay cầm tránh bị lỏng long ra gây tai nạn cho bạn.
Tốc độ đạp xe
Khi bắt đâu di chuyển hãy đạp xe với tốc độ vừa phải không cần đạp nhanh mà hãy hãy dành 10 phút đầu đạp nhẹ nhàng để khởi động và làm nóng cơ thể, giúp cơ thể có thời gian thích nghi với cường độ mạnh khi luyện tập.
Thời gian tiếp hãy dành 1/3 khoảng thời gian luyện tập của mình đạp nhanh hết mức có thể.
Thời gian đạp xe
Bạn nên tránh đạp xe quá lâu, trên 1 tiếng đồng hồrất hại cho cơ thể.
Khi bạn đạp xe, trọng lượng cơ thể dồn vào yên xe và vùng kín, chân bạn sẽ đỡ trọng lực rất ít. Do đó, ngồi đạp xe quá lâu sẽ khiến các dây thần kinh bị trèn ép, máu không lưu thông được, gây tăng khả năng tắc nghẽn mạch máu từ đó dẫn đến những hậu quả khó lường.
Lựa chọn thời điểm đạp xe địa hình
Để đảm bảo an toàn khi đạp xe địa hình bạn nên đạp xe vào ban ngày hạn chế đạp xe vào ban đêm để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Nếu đạp xe địa hình vào ban đêm hãy trang bị gương phải xạ phía trước và phía sau cho xe đạp địa hình và mặc áo khoác phản quang trong đêm.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?