Bài văn khấn rước linh vị vào chính điện, yết cáo tổ tiên
Trước khi rước linh vị về chính điện gia chủ phải làm lễ báo cáo tổ tiên. Làm sẵn một linh vị mới (Giống lin vị cũ) và được phủ giấy (hoặc vải đỏ), khi lễ ở Đàm Tế ở bàn thờ tang xong, thì đốt linh vị cũ cùng với bảng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính,đặt ở hàng dưới.
Trường hợp nhà không có bàn thờ chính thờ gia tiên bậc cao hơn thì không phải làm lễ này mà yết cáo gia thần và yết cáo Tổ ở nhà thờ tổ.
Bài khấn rước linh vị vào chính điện như sau:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ.
Hôm nay, ngày…..tháng……năm….., tại tỉnh……huyện…….xã...... thôn.
Tín chủ là…….(nếu lễ gia thần) hoặc Hậu duệ tôn là……….(nếu lễ gia tiên, tự xưng
hô với vị được liệt thờ cao nhât).
Quỳ trước linh vị của…….linh vị của vị thờ cao nhất), liệt vị chư Tiên linh.
Kính nghĩ:
Gót tiêu dao, mịt mù mù mịt, đâu hạc nội, đâu mây ngàn?
Cõi trăn thế, thay đôi đôi thay, nay nương dâu, mai bãi bể.
Lá rụng về cội, phách tuy giáng, hồn lại được siêu thăng;
Nước chảy về nguồn, thác là quy, sinh chắng qua tạm ký.
Nhân sinh do tổ, gốc phải vững, phúc quả mới mong bền;
Hiếu tử sự thân, tế như tại, nhân tâm nào dám phế.
Bày nhân: Hiển khảo (hoặc tỷ)……(đọc linh vị bô hoặc mẹ).
Thọ chung ngày……tính đến nay đã:
- Quý huý Đại Tường;
- Đến tuần Đàm Tế.
- Quá hai năm trừ phục, cáo Tiên linh;
- Đủ ba tháng dư ai, theo cổ lệ.
Cầu gia thần chứng giám, cho từ đường phảng phất linh hồn; Nguyện Tiên Tổ phù trì, đê bạch triệu, quy hồi phách thể.
Đến ngày giỗ chạp, con cháu nhớ tháng ngày, làm lễ dâng hương; Nối gót Tổ Tiên, ông cha tiếp thế thứ, theo hàng phôi tế.
Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên cây cội,nước nguồn; Suối vàng, như thấu cho chăng, hoạ may tỏ trời kinh, đất nghĩa.
Xin kính mời:
Hiển:
Hiển:
Hiển:
Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ thúc, Tổ cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.
Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài khấn rước linh vị vào chính điện, yết cáo tổ tiên
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Khám phá, trải nghiệm những lễ hội độc đáo ở Bình Liêu
Bình Liêu không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây còn gây ấn tượng với du khách bởi nét văn hóa truyền thống, những lễ hội độc đáo của đồng bào dân tộc Dao, Tày, Sán Chỉ... -
Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây. -
Những lễ hội văn hóa đặc sắc tại Vũng Tàu
Không chỉ sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, bãi tắm đẹp hay nhiều món ăn ngon mà Vũng Tàu còn được biết đến là điểm đến tâm linh, văn hóa tin ngưỡng độc đáo tại Việt Nam. -
Đình Bia Bà: Địa danh tâm linh nổi tiếng tại La Khê, Hà Đông
Đình Bia Bà nằm trong quần thể Di tích văn hóa La Khê, Quận Hà Đông. Địa danh này được biết đến là một địa chỉ tâm linh được nhiều người hướng về trong những ngày đầu năm mới, ngày mồng một đầu tháng để cầu tài, cầu lộc. -
Đền Voi Phục một trong tứ trấn linh thiêng thành Thăng Long
Từ xa xưa đền Voi Phục thờ thần Linh Lang vị thần được người dân tôn kính thờ phụng trong đền là nhân vật có thật trong lịch sử – người đã giúp Vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Tống. -
Những ngôi đền linh thiêng nổi tiếng tại Lào Cai
Đầu xuân năm mới mọi người thường đến Lào Cai tìm về những địa điểm tâm linh nổi tiếng như đền ông Hoàng Bảy, đền Thượng, đền Cấm,… với mong muốn một năm mới tốt lành, bình an, may mắn. -
Độc đáo lễ hội rước 'ông Lợn' bằng kiệu của người dân xã La Phù
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch người dân La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông Lợn” bằng kiệu cực kỳ công phu, độc đáo. -
Độc lạ: Lễ hội 'Của quý' - Tàng thinh ngày rằm tháng giêng tại Lạng Sơn
Những ngày đầu xuân, song hành với các lễ hội trên cả nước, ngày rằm tháng giêng Mậu Tuất (15/1) người dân Lạng Sơn lại nô nức chảy hội rước “Của quý” của nam giới - Tàng thinh. -
Những Lễ hội khai mạc từ ngày mùng 6 Tết
Sau những ngày Tết cổ truyền Mậu Tuất 2018 là dịp người dân đi du xuân, khám phá những lễ hội lớn trong năm cầu mong một năm may mắn, nhiều tài lộc. -
Lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu diễn ra ở Việt Nam
Từ ngày 3/12, lễ hội đèn lồng khổng lồ lần đầu tiên sẽ được tổ chức ở Hà Nội, kéo dài 51 ngày, giá vé vào cửa từ 50.000 đến 80.000 đồng.