8 loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị dậy thì sớm
8 loại thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị dậy thì sớm
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường dành những thực phẩm bổ dưỡng nhất, ngon nhất, giàu giá trị dinh dưỡng nhất cho con với mong muốn con khỏe mạnh, phát triển tốt. Nhưng 8 loại thực phẩm dưới đây khiến trẻ có nguy cơ dậy thì sớm cần đặc biệt lưu ý.
8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ
Trong quá trình phát triển của trẻ, dậy thì là quá trình phát triển sinh lý, quan trọng của trẻ, quá trình bắt đầu trước 8 tuổi ở trẻ nữ và trước 9 tuổi ở trẻ nam thì gọi là dậy thì sớm. Dậy thì sớm không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, các loại thực phẩm mà trẻ ăn uống hằng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ và có thể góp phần gây nên dậy thì sớm ở trẻ. Do đó, để phòng ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm dưới đây.
Rau củ trái mùa:
Những loại rau củ trái mùa cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ ăn. Bởi những loại rau củ khi sinh trưởng trong điều kiện trái mùa, thường người trồng sử dụng các chất kích kích, chất độc hại để ép trái cây chín. Do vậy nếu ăn thường xuyên những thực phẩm trái mùa có nguy cơ dậy thì sớm
Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ:
Thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ như khoai tây, gà rán, hành tây chiên, phô mai que, pizza, bán rán,... sở hữu hương vị hấp dẫn, thơm ngon, khiến trẻ muốn ăn không ngừng. Nhưng những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo xấu, tăng nguy cơ béo phù cho trẻ. Bên cạnh đó, mỡ trong cơ thể tạo ra leptin, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng leptin cao do béo phì ở trẻ nữ có thể gây dậy thì sớm hơn. Các loại thực phẩm này được chiên rán trên nhiệt độc cao sẽ bị biến đổi chất và có thể gây rối loạn nội tiết dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.
Thực phẩm chứa nhiều muối:
Thực phẩm chứa nhiều muối như xúc xúc, khoai tây chiên, bim bim, mỳ an liền, thịt nguội,... vừa tạo áp lực cho thận và hệ tiêu hóa của trẻ mà còn kích hoạt hormone có liên quan đến sinh sản – neurokinin B gây dậy thì sớm ở trẻ nếu ăn nhiều.
Sữa đậu nành:
Sữa đậu nành rất tốt cho cơ thể chỉ khi sử dụng với lượng vừa phải, không sử dụng quá nhiều. Trong sữa đậu nành có chứa isoflavone giống với hormone estrogen, nếu cho trẻ tiêu thụ nhiều có thể kích thích gây dậy thì sớm ở trẻ.
Thực phẩm chế biến sẵn:
Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi, hương liệu, màu tổng hợp… khi ăn nhiều sẽ không tốt cho cơ thể của trẻ đang tuổi lớn.
Nội tạng động vật:
Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật cũng làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ khi ăn thường xuyên, ăn nhiều. Các nội tạng động vật chứa nhiều chất béo bão hòa – là chất béo "xấu" gây nguy cơ béo phì và dậy thì sớm ở trẻ.
Thịt cổ gia cầm:
Cổ gia cầm như cổ gà, cổ vịt, cổ ngan, cổ ngỗng thường là nơi tích tụ nhiều hormone tăng trưởng mà chúng ăn vào trong quá trình nuôi công nghiệp. Do đó, khi trẻ ăn nhiều thịt cổ gia cầm cũng có nghĩa trẻ đang hấp thụ thuốc kích thích tăng trưởng, có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ
Ăn đồ quá bổ, uống thuốc bổ:
Nhiều cha mẹ sợ trẻ chậm lớn, gầy gò thường sử dụng các loại thuốc bổ hay các thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung cho trẻ. Nhưng việc cho trẻ ăn những thức ăn quá bổ, dùng thuốc bắc nấu ăn, tự ý cho trẻ uống các loại thuốc bổ khác nhau,… có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Bởi hầu hết các loại thuốc bổ cho trẻ trôi nổi trên thị trường có chứa hormone tăng trưởng mạnh mẽ sẽ làm trẻ bị rối loạn nội tiết và gây dậy thì sớm.
Để phòng ngừa nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ, các bậc cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm khác nhau như: tinh bột, nhóm đạm, chất béo, nhóm vitamin, chất xơ,...
Khi cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ, tùy từng lứa tuổi mà nhu cầu của trẻ với các nhóm dinh dưỡng là khác nhau. Do đó, cần điều chỉnh chế độ ăn để cho trẻ ăn phù hợp với nhu cầu cần thiết, tránh để trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng, giàu đạm. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm bổ dưỡng quá mức khiến trẻ gặp tình trạng thừa cân, rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Dậy thì sớm có nguy cơ ung thư vú
Thực hư đậu phụ khiến trẻ dậy thì sớm
Đi tìm lời giải về hiện tượng trẻ dậy thì sớm do thói quen ăn uống
Mối nguy hiểm khi con gái dậy thì trước tuổi 13
Cha mẹ cần lưu ý những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn -
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
Cẩn trọng viêm tai giữa do rửa mũi cho trẻ không đúng cách
Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi nhiều cha mẹ thường rửa mũi cho trẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn nhưng việc rửa mũi không đúng cách có thể dẫn tới hậu quả không tốt, một trong số đó chính là trẻ bị viêm tai giữa. -
Cho trẻ ăn nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu
Nhiều cha mẹ thường bổ sung củ dề trong thực đơn hằng ngày cho trẻ vì quan niệm rằng loại củ này sẽ giúp bổ máu, có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy cho trẻ nhiều củ dền có thật sự giúp bổ máu hay không? -
Mắc bệnh tay chân miệng nên ăn thực phẩm gì giúp nhanh hồi phục
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường cảm thấy mệt mỏi, trẻ chán ăn hay lười ăn khiến nhiều cha mẹ lo lắng sợ trẻ bị sút cân, sức khỏe lâu hồi phục. -
Cách bảo vệ mắt cho trẻ trước các căn bệnh về mắt
Các cụ xưa thường nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nói lên vai trò của đôi mắt, hai bàn tay trong đời sống con người. Vì vậy, việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh cho lứa tuổi học đường là trách nhiệm của cá nhân, của gia đình và xã hội. -
Chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tránh những sai lầm khiến bệnh trở nặng hơn
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng các bậc cha mẹ hãy tránh mắc phải những sai lầm dưới đây khiến bệnh trở nặng hơn, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. -
Trẻ mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?
Tay chân miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, khi đó trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng.