Xử lý tình huống bị kẹt trong thang máy

3/28/2016 9:54:54 AM
Khi xảy ra sự cố thang máy, đa số mọi người cảm thấy hoảng loạn, mất bình tĩnh, lo lắng có những hành động khó khăn cho công tác cứu hộ. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy đến khi đi thang máy, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức thoát hiểm khi thang gặp sự cố.

 

Khi xảy ra sự cố thang máy, đa số mọi người cảm thấy hoảng loạn, mất bình tĩnh, lo lắng có những hành động khó khăn cho công tác cứu hộ. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy đến khi đi thang máy, từ bây giờ hãy trang bị kiến thức thoát nạn cần thiết khi gặp sự cố.

1. Trước nhất cần giữ bình tĩnh, hít thở sâu, nhắm mắt lại rồi từ từ mở ra để mắt quen với bóng tối

2. Dựa lưng vào tường, gần bảng điều khiển, nắm chắc tay vịn, hơi khuỵu gối đề phòng thang trôi tự do rồi đột ngột dừng lại (chỉ bỏ tư thế này khi thang đã đứng yên và phải quay lại tư thế này ngay khi cảm thấy thang không ổn định hoặc đang trôi).

3. Bấm chuông báo động khẩn cấp hoặc nút trợ giúp (thường là nút nổi bật nhất trong cabin). Trên thực tế mọi người thường quên động tác này vì cuống.

3. Khi thang đứng yên và mắt đã quen với bóng tối, nút báo động không phát huy tác dụng, bạn nên thì tìm cách liên lạcvới bên ngoài bằng điện thoại, gọi to, gõ vào cửa thang (nên lấy chùm chìa khóa, gót giày gõ, không nên giậm chân hay nắm tay nện vào cửa vì một số thang yếu dễ tròng trành làm ta mất bình tĩnh).

4. Nếu không ai giúp thì tìm vài vật kim loại cứng: chìa khóa xe, giũa móng tay, bấm móng tay, gót giày nhọn (chìa khóa xe tay ga là thích hợp nhất).Một tay đưa vật kim loại vào khe cửa và từ từ bẩy ra, tay kia hỗ trợ bám vào mép cửa kéo từ từ nhưng mạnh và dứt khoát. Lưu ý nếu dùng chìa khóa, ta lách chìa vào và vặn nhẹ nhàng như khi mở khóa, sau đó dùng sống chìa để bẩy cửa, tránh bẻ ngang chìa sẽ gãy.

Cửa hở đến đâu chêm vào đến đó (dùng bút, sách, ví, điện thoại v.v…). Trong lúc làm vẫn nên gọi to và gây động lớn báo cho người ngoài. Cửa hở ra khoảng 1,5cm là người bình thường có thể mở ra được.

5. Khi cửa đã mở, xem thang đang ở vị trí nào. Nếu thang đang ở lưng chừng giữa 2 tầng thì ưu tiên xuống tầng dưới (lưu ý trong trường hợp thang ở lưng chừng thì ngay phía dưới cửa thang sẽ là hầm sâu nguy hiểm). Nhảy ra ngoài dứt khoát và không quay trở lại thang, phòng khi đang đứng ngay cửa thang thì thang trôi xuống hoặc đi lên gây thương vong.

Lưu ý:

Nếu thang trôi thì việc làm khôn ngoan nhất là nằm sát xuống sàn dùng tay kê đầu, một tay che mặt để phòng gạch đá rơi xuống, lực rơi lúc này sẽ được phân bố đều lên toàn bộ cơ thể, giảm bớt nguy cơ tổn thương. Theo Bs Lê Thanh Phong, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM "Tai nạn rơi thang máy có thể khiến nạn nhân gãy xương, vỡ tạng, chấn thương sọ não, tử vong...."

Xử lý tình huống bị kẹt trong thang máy

Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)

Các tin khác