Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc dứa, cách xử lý khi bị ngộ độc dứa tại nhà
Xử lý ngộ độc dứa, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Dứa là một loại trái cây vô cùng bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi ăn dứa cần lưu ý đề phòng bởi có thể bị dị ứng khi ăn dứa gây tình trạng ngộ độc dứa. Khi bị ngộ độc dứa cần xử lý như thế nào, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Dứa là một trong những loại trái cây yêu thích của nhiều người chúng chứa nhiều vitamin C, chất xơ, bromelain, cùng nhiều khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.
Nhờ sở hữu hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào có tác dụng cải thiện sức khỏe, kích thích vị giác, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, đẹp da, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, bảo vệ và chữa bệnh tim mạch, làm dịu cơn ho, tăng cường sức khỏe xương khớp, bảo vệ sức khỏe lão bộ,…
Nhưng trong dứa có chứa một loại loại enzyme là bromelain, đây là chất không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bromelain có trong dứa khi được hấp thụ vào cơ thể có thể gây ra hoạt động làm phá vỡ cấu trúc protein cơ thể, khiến bạn gặp phải vấn đề chảy máu bất thường. Điều đặc biệt, bromelain tồn tại chủ yếu trong lõi quả.
Dấu hiệu nhận biết khi bị ngộ độc dứa
Khi bị ngộ độc dứa sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
+ Đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa
+ Tiêu chảy
+ Ngứa ngáy toàn thân
+ Miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi
+ Khó thở
+ Nổi mề đay
+ Sốc do cơ địa quá nhạy cảm
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.
Hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc dứa tại nhà
Nếu bị ngộ độc dứa nhẹ có thể xử lý tại nhà bằng cách gây nôn cho người bệnh.
Bước 1: Dùng tay ngoáy họng cho nôn ra hết phần dứa đã ăn vào cơ thể
Bước 2: Cho người bị ngộ độc dứa uống siro ipeca với liều lượng người lớn từ 15-30 ml, trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml.
Bước 3: Cần cho uống than hoạt tính để giải trừ hết chất độc của dứa còn sót lại trong cơ thể: Lấy 20 gam pha trong 200 ml nước uống 1 lần. Uống nhắc lại sau 2 giờ với liều lượng 100g ở người lớn, 25-30g ở trẻ em.
Trường hợp nặng bị khó thở, suy hô hấp dẫn nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, hiệu quả.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
Hướng dẫn cách phòng ngừa ngộ độc dứa
+ Tránh bị ngộ độc, dị ứng dứa sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối.
+ Có thể chế biến thành nhiều món ăn vì dưới tác dụng của nhiệt độ khi xào, nấu món dứa thì khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn
+ Những người có tiền sử bị viêm mũi họng, dị ứng, viêm thanh quản, hen phế quản không ăn dứa để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
+ Những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
+ Không ăn dứa khi bị đau dạ dày do chứa nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày
+ Dứa có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì
+ Người bị đái tháo đường cũng không nên ăn nhiều hàm lượng đường trong dứa chín cao.
+ Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐÊ:
Phải làm gì khi bị sứa tấn công khi đi biển
Ngộ độc ốc biển, cách sơ cứu khi bị ngộ độc
Kỹ năng thoát hiểm khi bị hổ, sư tử tấn công
Khám phá hang động hãy nhớ rõ những quy tắc an toàn này
Kỹ năng thoát hiểm khi tàu hỏa bị lật
Suckhoecuocsong.vn