Kỹ năng thoát hiểm khi bị hổ, sư tử tấn công

12/10/2019 4:31:00 PM
Phần lớn các loài động vật như hổ, sư tử đều sợ người nhưng nếu bạn đi bộ thì nguy cơ bị chúng tấn công rất cao. Vậy phải làm thế nào thoát khỏi nguy hiểm khi bị hổ, sư tử tấn công?

 

Các khu bảo tồn Masai Mara, Công viên quốc gia Grand Teton, khu bảo tồn Madikwe,  khu bảo tồn Serengeti,…là nơi sinh sống chủ yếu của các loại động vật hoang dã như hổ, báo, sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ,…Đi thăm và khám phá cuộc sống của các loài động vật hoang dã tại các khu bảo tồn rất mạo hiểm và hồi hộp. Phần lớn các loài động vật như hổ, sư tử đều sợ người nhưng nếu bạn đi bộ thì nguy cơ bị chúng tấn công rất cao. Vậy phải làm thế nào thoát khỏi nguy hiểm khi bị hổ, sư tử tấn công?

Kỹ năng xua đuổi khi bị hổ, sư tử tấn công

Bước 1: Trong lúc di chuyển khám phá phát hiện hổ, sư tử tấn công bạn hãy giữ bình tĩnh, đừng hoảng sợ. Sự bình tĩnh và suy nghĩ sáng suốt có thể cứu mạng sống của bạn.

Bước 2:  Đừng cố gắng bỏ chạy vì tốc độ của bạn sẽ không nhanh bằng chúng mà thay vào đó hãy đứng yên tại chỗ. Làm chủ tình thế và tỏ ra cho sư tử, hổ biết rằng bạn mới là nguy hiểm.

Bước 3: Hãy xoay về thế song song với sư tử, hổ và vỗ tay, gào thét,…để lầm bạn trông to hơn, nguy hiểm hơn.

Lưu ý: Ở những khu bảo tồn động vật khác trên thế giới những nơi gần khách du lịch, hổ, sư tử thường quen với xe cộ nhiều và do đó ít sợ người hơn. Khi dùng hành động nguy hiểm dễ khiến cho chúng bỏ đi nhanh hơn.

Bước 4: Hãy làm cho sư tử, hổ cảm thấy bạn nguy hiểm bằng cách nhìn trực tiếp vào chúng với ánh mắt thật dữ dằn, từ từ lùi bước. Tuyệt đối không quay đầu chạy vì bạn sẽ bị nó tấn công. Vẫn tiếp tục làm hành động giang tay sang hai bên, hò hét dữ tợn nhưng từ từ bước sang hai bên.

Bước 5: Không lùi bước về hướng rừng rậm mà hãy tiến về phía đất trống. Luôn trong tư thế chuẩn bị vì khi thấy bạn lùi bước, sợ hãi chúng có thể tấn công bạn. Vừa chuyển động vừa cố gắng hò hét thật to, dữ tợn. Nếu thấy sư tử bỏ đi hãy dừng mọi hoạt động và  chúc mừng bạn, bạn đã tránh được cuộc ẩu đả.

Hãy nhanh chóng tìm đến vị trí an toàn, tránh xa khu vực sinh sống của hổ, sư tử càng xa càng tốt.

Nếu bị sư tử, hổ tấn công phải làm sao mới an toàn?

Nếu như các bước trên không hiệu quả hãy làm các bước dưới đây sẽ giúp bạn an toàn.

Sư tử, hổ luôn tìm cách tấn công vào mặt, yết hầu của bạn do đó hãy luôn đứng thế thủ. Chúng có thể nhảy xổ vào bạn và tấn công bạn lúc này nãy đấm hoặc đá vào nó khi chúng còn đang bay tới.

Dù chúng có thể mạnh hơn bạn nhưng nếu bạn tấn công vào đầu, vào mắt, mặt thì có khả năng bạn sẽ khiến chúng sợ hãi và bỏ chạy.

Khi thấy sư tử, hổ bỏ chạy lúc này hãy nhanh chóng kiểm tra vết thương và yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp của y tế để băng bó vết thương kịp thời, tránh tình trạng mất máu.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân nhất khi đi khám phá các khu bảo tồn động vật chính là tránh va chạm với hổ, sư tử.

Hãy nhớ rằng nếu sư tử đang giao phối chúng rất giận giữ dễ tấn công con người. Thời kỳ giao phối của chúng có thể kéo dài trong vài ngày, sư tử có thể giao phối tới 40 lần mỗi ngày.

Tránh xa hổ, sư tử con nếu thấy sự xuất hiện của hổ, sư tử con hãy tránh đi đường khác càng xa càng tốt. Xung quanh vị trí của hổ, sư tử con lúc nào cũng sẽ có con mẹ bảo vệ và chúng cực kỳ hung giữ.

Nếu khám phá các khu bảo tồn vào ban đêm hãy thay nhau gác đêm để tránh bị tấn công bất ngờ vì sư tử chúng thường hay săn mồi vào ban đêm.

Để bảo vệ bản thân và người đi cùng mỗi chuyến tham quan khám phá các khu bảo tồn động vật hoang dã hãy đi cùng hướng dẫn viên, không tự ý tách đoàn di chuyển một mình trong khu vực có nhiều hổ, sư tử.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?