Kỹ năng thoát hiểm khi tàu hỏa bị lật
Tàu hỏa là phương tiện được khá nhiều người lựa chọn vì tính năng an toàn của nó. Nhưng cuộc sống này chưa biết trước được gì nếu tàu hỏa bất ngờ gặp sự cố trên đường để tăng cơ hội sống sót bạn hãy học kỹ năng thoát hiểm khi tàu hỏa bị trật khỏi đường ray và bị lật.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tàu bị lật có thể là do tàu bị trật ra khỏi đường ray, va chạm với các xe tải, xe ô tô, xe container ở các nút giao giữa đường sắt và đường bộ,…
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Giữ bình tĩnh
Hãy giữ bình tĩnh, tránh hoảng loạn, lo lắng và kiểm tra toàn bộ cơ thể có gặp chấn thương nào không.
Khi xảy ra va chạm tàu phanh gấp các hành lý để trên toa sẽ là nguyên nhân gây thương tích cho bạn. Ngay lập tức bảo vệ phần đầu của bạn nếu thấy tàu rung lắc dữ rội vì lúc này tàu có thể bị trật bánh khỏi đường ray.
Tránh xa cửa sổ, nơi có vật sắc nhọn
Phát hiện dấu hiệu tàu hỏa bị lật hãy cố gắng tránh xa cửa sổ, tuyệt đối đừng đứng lên mà hai tay giữ đầu về phía trước, cằm để sát vào trước ngực, chân gập về phía sau, tận dụng tối đa không gian bảo vệ giữa ghế trước và ghế sau, gần như tư thế phòng hộ trên máy bay, để tránh chấn thương cổ, đồng thời nắm chặt hoặc tựa sát vào vật thể chắc chắn mới có thể nâng cao tỷ lệ sống sót.
Tại hiện trường vụ tai bạn sẽ có rất nhiều các vảnh vỡ thủy tinh hoặc nhiều vật sắc nhọn bị vương vãi hãy bước đi cẩn trọng tránh dẫm phải chúng.
Quan sát tình hình xung quanh
Khi tàu dừng hẳn lại hãy quan sát tình hình xung quanh và nhanh chóng tìm cửa ra. Nếu vị trí của bạn cách xa cửa ra thì có thể chọn cách phá cửa sổ thoát ra ngoài hoặc thấy vị trí cửa sổ trên tàu hỏa bị vỡ hãy thoát ra bằng đường đó.
Tuy nhiên, ở một số tàu tàu cao tốc thường dùng kính cường lực kép, cho dù tàu lật cũng không dễ vỡ. Để phá được lớp kính này bạn có thể dùng những vật sắc nhọn như búa an toàn, giầy cao gót hoặc khóa thắt lưng đập vào 4 góc hoặc điểm giữa 4 cạnh của cửa kính. Sau khi xuất hiện vết nứt trên kính hãy dùng chân đạp thật mạnh vào kính để có lối thoát ra.
Lưu ý: Khi phá kính cần dùng miếng vải dày, khăn trải, quần áo dày quấn quanh vùng da mỏng tránh trường hợp mảnh cạnh sắc của kính làm rách gây tổn thương cho chân.
Nếu đường ray còn thông với nguồn điện thì phải đợi nhân viên đường sắt thông báo đã cắt nguồn điện mới có thể xuống tàu.
Nhiều người thường nghĩ rằng việc tàu hỏa không được trang bị các dây an toàn là nguyên nhân khiến số người bị thương vong tăng cao. Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia nếu tai nạn bất ngờ xảy ra dây an toàn của tàu sẽ dễ dàng cản trở hành khách thoát hiểm.
Khi xảy ra tai nạn hãy bỏ lại hết hành lý, ba lo, túi xách mà thoát thân đầu tiên. Vì những vật dụng này sẽ vô cùng vướng víu khiến bạn khó có thể di chuyển nhanh chóng thoát ra ngoài, cản trở người khác.
Kiểm tra y tế
Sau khi thoát ra khỏi tàu an toàn hãy kiểm tra toàn bộ cơ thể xem có bất kỳ chấn thương nào không. Nếu phát hiện bất kỳ chấn thương nào hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Nếu sức khỏe cơ thể cho phép hãy tham gia công tác cứu hộ những người xung quanh để giảm số thương vong.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.